Những Điều Thú Vị Về Phong Tục Tập Quán Của Người Chăm, Dân Tộc Chăm

Bất kì dân tộc nào cũng có phong tục tập quán, tín ngưỡng và những lễ hội văn hóa đặc sắc riêng. Nếu tìm hiểu bạn sẽ nhận thấy nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Đối với dân tộc Chăm cũng vậy. Bạn biết gì về Phong tục tập quán của Người Chăm – Dân tộc Chăm? Nếp sống của họ thế nào, văn hóa dân tộc Chăm ra sao? Cùng Saigon Star Travel tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phong Tục Tập Quán Của Người Chăm, Dân Tộc Chăm - Saigon Star Travel

Phong Tục Tập Quán Của Người Chăm, Dân Tộc Chăm – Saigon Star Travel

Phong tục tập quán của Người Chăm – Dân tộc Chăm có gì đặc sắc?

Địa bàn cư trú của người Chăm

 

– Từ nhiều năm về trước, người Chăm đã sinh sống tập trung tại duyên hải miền Trung nước ta. Đặc biệt các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận được biết đến là địa bàn cư trú đông đúc nhất của người Chăm. Những người dân Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà La Môn. Còn những người Chăm sinh sống ở các vùng khác như Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, TP. HCM… lại chủ yếu theo đạo Hồi Giáo (Islam).

Đặc điểm kinh tế của người Chăm

Một trong những phong tục tập quán của dân tộc Chăm là truyền thống làm nông nghiệp, làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Ngoài ra, một số bộ phận người Chăm sinh sống ở Nam Bộ lại chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, còn nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công nổi tiếng của người Chăm là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên.

Trang phục dân tộc Chăm

 

– Chỉ cần đi ngoài đường bạn sẽ dễ dàng nhận ra người Chăm bởi trang phục của họ rất đặc biệt. Nam hay nữ người Chăm đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực, có khuy cài. Ðàn bà thì mặc áo dài chui đầu. Trang phục dân tộc Chăm thường có màu trắng chủ đạo, đây là màu của vải sợi bông – nguyên liệu dệt trang phục chủ yếu của người Chăm.

Đời sống sinh hoạt của người Chăm

– Người Chăm có truyền thống sinh sống theo mẫu hệ. Phụ nữ sẽ làm chủ trong gia đình. Cưới hỏi do nhà gái chủ động và lo liệu, từ việc sính lễ, nhà ở sau cưới… Phụ nữ cũng là người sẽ chủ động trong quan hệ luyến ái, con sinh ra đều theo họ mẹ. Ở những vùng theo Hồi giáo, tuy gia đình đã chuyển sang quan hệ phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao hơn, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá sâu đậm trong mỗi gia đình.

– Người Chăm thường ở nhà đất dạng nhà trệt. Mỗi gia đình lớn sẽ xây dựng nhà cửa gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.

 

– Về chuyện ăn uống, người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung. Thức ăn rất phong phú, gồm có cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại, hoàn toàn tự cung tự cấp. Thức uống yêu thích và truyền thống của họ là rượu cần, rượu gạo. Đặc biệt trong những ngày lễ hội văn hóa dân tộc Chăm, bạn sẽ thấy có những chiếc bình rượu cần rất lớn, được đặt ở giữa sân lễ, mọi người cùng nhảy múa, hát hò và thưởng thức rượu cần Chăm đặc sắc.

– Ngoài ra, tục ăn trầu cũng vẫn rất phổ biến ở người Chăm, cả trong sinh hoạt và những lễ nghi truyền thống.

Đời sống văn hóa của người Chăm

– Người Chăm có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm, đặc biệt là những lễ hội nông nghiệp: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng… Và lễ hội lớn nhất là lễ Bon katê thường được tổ chức vào giữa tháng mười âm lịch hàng năm.

 

 

– Ngoài ra, hàng năm, vào thứ bảy của tháng 11 theo lịch Chăm còn tổ chức tục thả diều. Lễ tục này đồng bào Chăm gọi là Papăn kalang Pô Yang In để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, cầu hạnh phúc và mùa màng bội thu.

Phong tục tập quán của Người Chăm, dân tộc Chăm có rất nhiều điều thú vị. Một bài viết không thể lột tả hết được những điều đó. Vì vậy nếu có cơ hội đi Tour du lịch Phan Thiết, bạn đừng bỏ lỡ dịp trải nghiệm, khám phá cuộc sống làng Chăm nhé.

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3?

8-3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8-3

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3? Tám tháng ba là ngày đặc biệt mà chị em phụ nữ được nhận những lời yêu thương ngọt ngào và món quà dễ thương, xinh xắn từ các anh trai. Hãy cùng theo Saigon Star Travel tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Khám phá Mâm ngũ quả ngày Tết – Sắc màu Tết truyền thống

Mâm ngũ quả là một phần quan trọng trong nghi lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nó thường được sắp xếp và trang trí một cách cầu kỳ và tinh tế. Mỗi miền sẽ có cách bài trí và ý nghĩa khác nhau trên bàn thờ gia tiên, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu

Món ăn ngày Tết của Miền Bắc

Món Ăn Ngày Tết – Khám phá Ẩm thực Tết 3 Miền

Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết đều có những sự khác nhau về món ăn, hương vị. Tuy nhiên chung quy lại đều thể hiện ý nghĩa về sự ấm no, đầm ấm của gia đình khi sum vầy quây quần lại bên nhau. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu xem ở

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết 2024

Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức. Trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, công chức – viên chức & người lao động theo lịch sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Lịch nghỉ Tết Âm 2024 là ngày nào? Thực hiện

Chả lụa là món dân giã luôn có sẵn trong tủ lạnh, chỉ cần cắt ra và thưởng thức

Tổng Hợp Các Món Nhậu Ngày Tết Dễ Làm, Ăn Là Ghiền!

Tết là thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu,…bữa tiệc Tết sẽ trở nên phong phú và đặc sắc hơn với những món nhậu ngon miệng và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm món nhậu

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717