Lịch sử và Ý nghĩa của Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam – hay còn gọi là Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam – là một ngày kỷ niệm hàng năm được tổ chức vào ngày 20 tháng 11. Đây là một dịp phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Trong ngày này, các học trò thường đến tặng hoa, các món quà cùng những lời chúc gửi đến thầy cô giáo. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày Bộ Giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục và lên những phương hướng để nâng cao chất lượng giáo dục. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày lễ đầy ý nghĩa này trong bài viết dưới đây:

Lịch sử và ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam

LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

  • Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris. Tổ chức lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – viết tắt là FISE)
  • Năm 1949, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” tại một hội nghị ở Thủ đô của Ba Lan – Warszawa. Hiến chương gồm 15 chương, nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ quyền lợi của nhà giáo và nghề dạy học, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên

Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên tại Warszawa

  • Công đoàn giáo dục Việt Nam đã gia nhập làm thành viên của FISE từ năm 1953.
  • Trong cuộc họp của FISE từ 26 – 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa với 57 nước tham dự, để hướng ứng bản Hiến chương, nước ta đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, cho đến hiện tại đã đổi thành Ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam.
  • Vào dịp 20/11 những năm đầu tiên từ sau 1958, các cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành các tập san đặc biệt nhằm cổ vũ tinh thần đấu tranh, động viên tinh thần giáo viên.

Lớp học thời chiến ở Việt Nam

Lớp học thời chiến ở Việt Nam

  • Sau khi Việt Nam thống nhất, 20 tháng 11 trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. 
  • Ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT, thiết lập ngày 20 tháng 11 hàng năm là Ngày Nhà Giáo Việt Nam.

Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đây được coi là một ngày lễ để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc suốt chiều dài lịch sử – truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Học sinh bày tỏ tình cảm với cô giáo của mình

Đây là dịp Học sinh bày tỏ tình cảm với giáo viên của mình

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò “báo đáp” công ơn, ghi nhớ sâu sắc và bày tỏ lòng thành đến sự dưỡng dục của các thầy, cô. Dù ở bất cứ thế hệ nào hay độ tuổi nào, còn đi học hay đã rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam đều hướng đến các thầy cô trong ngày 20/11 với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: 

  • Tôn sư trọng đạo
  • Không thầy đố mày làm nên
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin về mà Saigon Star Travel chia sẻ ở trên, mỗi người chúng ta đều có thể biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam từ đó chia sẻ, tri ân đến những người đã góp công sức, tâm huyết xây dựng đất nước phồn vinh và lớn mạnh. 


Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3?

8-3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8-3

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3? Tám tháng ba là ngày đặc biệt mà chị em phụ nữ được nhận những lời yêu thương ngọt ngào và món quà dễ thương, xinh xắn từ các anh trai. Hãy cùng theo Saigon Star Travel tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Khám phá Mâm ngũ quả ngày Tết – Sắc màu Tết truyền thống

Mâm ngũ quả là một phần quan trọng trong nghi lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nó thường được sắp xếp và trang trí một cách cầu kỳ và tinh tế. Mỗi miền sẽ có cách bài trí và ý nghĩa khác nhau trên bàn thờ gia tiên, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu

Món ăn ngày Tết của Miền Bắc

Món Ăn Ngày Tết – Khám phá Ẩm thực Tết 3 Miền

Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết đều có những sự khác nhau về món ăn, hương vị. Tuy nhiên chung quy lại đều thể hiện ý nghĩa về sự ấm no, đầm ấm của gia đình khi sum vầy quây quần lại bên nhau. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu xem ở

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết 2024

Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức. Trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, công chức – viên chức & người lao động theo lịch sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Lịch nghỉ Tết Âm 2024 là ngày nào? Thực hiện

Chả lụa là món dân giã luôn có sẵn trong tủ lạnh, chỉ cần cắt ra và thưởng thức

Tổng Hợp Các Món Nhậu Ngày Tết Dễ Làm, Ăn Là Ghiền!

Tết là thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu,…bữa tiệc Tết sẽ trở nên phong phú và đặc sắc hơn với những món nhậu ngon miệng và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm món nhậu

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717