Chùa Linh Phước là một trong những công trình kiến trúc cổ kính mang đậm đà bản sắc văn hoá, nghệ thuật độc đáo lâu đời của thành phố Đà Lạt. Chùa Linh Phước Đà Lạt được nhà nước công nhận là ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục Quốc gia nhất từ trước tới nay và còn được biết đến với tên thân thương là Chùa Ve Chai. Cùng Saigon Star Travel khám phá về những điều thú vị tại ngôi chùa cổ xưa này ngay sau đây nhé!.
Chùa Linh Phước Đà Lạt Nằm Ở Đâu?
Chùa Linh Phước Cách Trung Tâm Đà Lạt Bao Xa?
Chùa Ve Chai Linh Phước là địa điểm du lịch nổi tiếng thường xuyên được giới trẻ săn đón mỗi khi đến với thành phố sương mù. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km, ngay trên Quốc Lộ 1A, thuộc địa bàn Trại Mát.
Chùa Ve Chai địa chỉ cụ thể tại Đà Lạt là số 120, đường Tự Phước, Trại Mát, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
Cách Di Chuyển Từ Trung Tâm Tp.HCM – Chùa Linh Phước Đà Lạt
Để đến Chùa Linh Phước 18 tầng địa ngục thì bạn có thể lựa chọn bằng nhiều cách. Nếu bạn đang ở Tp. HCM thì có thể chọn các loại phương tiện như máy bay, xe khách hoặc tự đi xe máy lên Đà Lạt hoặc thẳng chùa tuy nhiên bạn nên lưu ý đến những cung đường quanh co và dốc của Đà Lạt để tránh xảy ra tai nạn. Khi Quý khách đến được Đà Lạt thì có thể di chuyển lên chùa cổ Linh Phước bằng 2 phương tiện sau đây:
Sử dụng xe máy, xe ô tô, xe khách: Bạn có thể thuê xe máy, xe ô tô để tự mình di chuyển đến chùa hoặc bắt xe khách có tuyến từ Đà Lạt đến chùa dễ dàng.
- Nếu đi xe máy, bạn sẽ cần thuê xe trước hoặc sử dụng phương tiện cá nhân. Giá thuê xe máy tại Đà Lạt hiện tại dao động từ 120.000 – 150.000VNĐ/chiếc.
- Nếu đi bằng ô tô hoặc xe khách, bạn có thể book xe taxi đi từ trung tâm thành phố đến Chùa, mức phí có thể dao động trong khoảng 15.000 – 20.000 vnđ/km tùy hãng.
- Di chuyển bằng tàu lửa đến Chùa: Đây là cách được khá nhiều khách du lịch lựa chọn, vì nó giúp du khách dễ dàng ngắm cảnh và thưởng thức không khí trong lành của Đà Lạt. Tuy nhiên, một bất lợi là nếu đi bằng tàu lửa, bạn không thể linh hoạt thời gian di chuyển cũng như mất thêm thời gian để đi bộ về Chùa.
Giá vé tàu cũng tương đối cao nếu di chuyển từ Ga Đà Lạt, với người lớn giá khứ hồi dao động từ 108.000 – 150.000VNĐ/người, trẻ em dưới 1m sẽ được miễn phí.
Giá Vé Tham Quan Chùa Linh Phước
Hiện nay, chùa Linh Phước – Chùa Ve Chai Đà Lạt đang mở cửa tự do cho du khách và các Phật tử đến tham quan, lễ bái.
Lịch Sử Hình Thành Chùa Linh Phước Đà Lạt
Chùa Linh Phước Đà Lạt được xây dựng bắt đầu vào năm 1949 do Phật tử địa phương góp công hoàn thiện trong năm 1951. Đến năm 1990 thì chùa được vị trụ trì đời thứ 5 thiết kế và xây dựng tên Thượng Toạ Thích Tâm Vị – Tức vị Trụ Trì đời thứ Năm. Ông đã huy động và kêu gọi sự đóng góp của các Phật tử.
Để xây dựng ngôi chùa Linh Phước có diện mạo như ngày nay. Nổi bật nhất với lối kiến trúc cùng công trình, tác phẩm nghệ thuật biến ngôi chùa Linh Phước trở thành một trong những địa điểm du lịch không nên bỏ lỡ khi đến Đà Lạt.
Chùa Ve Chai Nắm Giữ Những Kỷ Lục Nào?
Chẳng phải chỉ riêng chùa một cột ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Châu Á hay chùa Bái Đính sở hữu hành lang la hán dài nhất Châu Á mới có những kỷ lục đáng nể. Chùa Ve Chai hiện nay đang là ngôi chùa nắm giữ 11 kỷ lục quốc gia ấn tượng:
- Ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất.
- Tượng Phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam.
- Bộ phản bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam.
- Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ Sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.
- Tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam.
- Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng 600.000 bông hoa Bất tử.
- Tháp chuông cao nhất Việt Nam.
- Gốc cây gỗ Trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam.
- Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.
- Song Tùng Bách Hạc – tác phẩm nghệ thuật được xác lập kỷ lục Việt Nam.
- Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ cao nhất Việt Nam.
Kiến Trúc Độc Đáo Của Chùa Ve Chai Linh Phước
Chùa nổi tiếng ở đà lạt Ve Chai được ví von là một trong những ngôi chùa có công trình kiến trúc tiêu biểu bậc nhất tại Đà Lạt. Không chỉ về kiến trúc mà chùa còn có những công trình tôn giáo vĩ đại nhất nước ta. Nơi đây gây ấn tượng và dành cho những người có hệ tâm linh mãnh liệt.
Long Hoa Viên
Nổi bậc nhất trong số đó mà được nhiều du khách biết đến đó là Long Hoa Viên – tác phẩm hình rồng dài 49m kính cẩn nghiêng mình bên hồ nước và tượng Phật Di Lặc. Thân rồng được tạo tác từ 12.000 vỏ chai lọ, bắt lấy ánh nắng mắt trời rồi tạo thành chùm tia sáng bắt mắt. Đối diện với Long Hoa Viên là Linh Tháp cao 36 mét, bao gồm 7 tầng được thiết kế kỳ công và trang trí bằng nhiều bức tượng bắt mắt.
Vào năm 2008, Linh Tháp được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam. Ở tầng cao nhất của Linh Tháp là Đại Hồng Chung – cao 4.3m, nặng 8.500kg, miệng chuông rộng 2.33m. Được đúc nào năm 1999, đây hiện là chiếc chuông lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau chuông ở Chùa Bái Đính Ninh Bình
Chánh Điện
Tiếp theo phải kể đến hai công trình vô vùng độ sộ và đặc sắc của chùa Linh Phước là chánh điện (cao 33m) và Tiền đàng bảo tháp (có độ cao lên tới 27 m).
Tòa chánh điện nằm ngay bên trái từ cổng chính đi vào, với chiều dài 33 m, rộng 12 m hai bên là hàng cột rồng khảm sành, phía bên trên trang trí nhiều bức khảm sành. Một trong những công trình kiến trúc đồ sộ của Đà Lạt.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 17m, nặng 3 tấn và được làm hoàn toàn bằng 650.000 bông hoa Bất tử – một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất ở Chùa Linh Phước. Đây là “đứa con tinh thần” của 600 Phật tử và 30 nghệ nhân lành nghề, được hoàn thiện chỉ trong vỏn vẹn 36 ngày.
Còn có Từ Linh Tháp, bạn có thể tản bộ đến nội điện – nơi thờ 324 bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Quán Thế Âm Bồ tát bằng bê tông cốt thép trong nhà lớn nhất Việt Nam (ghi nhận vào năm 2024 bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam). Trong một khoảnh khắc nào đó, du khách như bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp duy mỹ, uy nghi và rất “có thần” của những bức tượng.
Tiền Đàng Bảo Tháp
Toà Tiền đàng bảo tháp này được trang trí bởi các hoa văn rồng phượng, những điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu … từ mái đến vách trong hay ngoài lan can, cột cửa đều được khảm sành rất kì công. Tòa tháp 7 tầng có chiều cao khoảng 37m và được đánh giá là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay.
Đây là nơi thờ phụng các tôn tượng Phật quý và được xem là một bảo tàng kiến trúc thu nhỏ với chuông Đại Hồng ở lầu 1 (được đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) – quả chuông lớn nhất Việt Nam, với chiều cao 4,3m, đường kính khoảng 2,3m và nặng tới 8,5 tấn và hai bức tượng hộ pháp cao lớn ngự ở hai bên.
Đến với chùa Linh Phước, du khách ngoài việc được tận mắt mục sở thị chuông đồng còn có cơ hội thấy rất nhiều những tờ giấy viết lời thỉnh cầu được gián kín lên khắp thành chuông.
Lầu một của chùa mở ra không gian thờ với 108 bức tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Phía trong nội điện là nơi tọa lạc tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m( tính cả độ cao của tòa sen) được làm bằng bê-tông cốt thép có thiếp vàng bên ngoài, phía bên phải đặt một bức phù điêu cảnh Bồ Đề Thọ vô cùng sống động.
Bảo Đài Quan Thế Âm Bồ Tát
Ngoài ra, không thể không nhắc đến tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 17m, nặng 3 tấn và được làm hoàn toàn bằng 650.000 bông hoa Bất tử – một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất ở Chùa Linh Phước. Đây là “đứa con tinh thần” của 600 Phật tử và 30 nghệ nhân lành nghề, được hoàn thiện chỉ trong vỏn vẹn 36 ngày.
Còn có Từ Linh Tháp, bạn có thể tản bộ đến nội điện – nơi thờ 324 bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Quán Thế Âm Bồ tát bằng bê tông cốt thép trong nhà lớn nhất Việt Nam (ghi nhận vào năm 2024 bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam). Trong một khoảnh khắc nào đó, du khách như bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp duy mỹ, uy nghi và rất “có thần” của những bức tượng.
Tượng Sáp Chùa Linh Phước
Một điểm khác biệt khác nữa tại ngôi chùa độc đáo này đó là pho tượng sáp giống hệt như người thật của đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Thái Lan chế tạo. Rất nhiều du khách khi nhìn thấy pho tượng lần đầu tiên đều không khỏi bất ngờ vì bức tượng tượng giống với người thật đến 90%, giống ở mọi chi tiết như tóc, chân tóc thậm chí cả nếp nhăn…
Giải Mã 18 Tầng Địa Ngục Ở Chùa Linh Phước
Một công trình 18 tầng địa ngục dài nhất Việt Nam là một địa điểm xây dựng dành riêng cho khách du lịch Bảo Tháp Bảy Tầng này là nơi tái hiện giai thoại Mục Liên Tìm Mẹ, minh họa rõ nét cuộc đời sau cái chết trong tín ngưỡng đạo Phật Giáo. Công trình 18 tầng Địa ngục là nơi mà bạn được sở thị cảnh Diêm Vương xử án hay các hình phạt tàn ác nơi âm phủ.
Ở đây khắc họa một cách sinh động thông qua hoạt cảnh, thuyết minh và tượng sáp – công trình 18 tầng giúp du khách có trải nghiệm hoàn toàn trái ngược ở chùa Ve Chai phía đối diện về tâm linh thờ tục, giúp du khách hiểu rõ hơn về lối sống hướng thiện, luật nhân quả và thông điệp nhân văn về đời sống. Hứa hẹn là một trải nghiệm thú vị, đầy ý nghĩa dành cho những du khách khi đến đây.
Một Vài Lưu Ý Khi Tham Quan Chùa Linh Phước
Để chuyến đi tham quan Chùa Linh Phước được thuận lợi bạn cần phải tuân thủ một số quy định sau đây:
- Chùa là nơi thờ phật thiêng liêng, nghiêm trang nên khi đến đây bạn cần ăn mặc phù hợp, không mặc đồ ngắn qua đầu gối, váy xòe ngắn, áo quá hở,..
- Để giữ sự tôn nghiêm cho chùa bạn không nên chạy nhảy làm mất trật tự, xả rác và chen lấn, xô đẩy trong chùa.
- Để vào chùa bạn không cần phải đóng phí hay mua vé, nhưng cần đi trước 17:00 hàng ngày vì sau thời gian này chùa sẽ ngừng nhận khách.
- Vì là ngôi chùa nằm trên khu vực cao nên khí hậu tại đây cũng sẽ khá lạnh, bạn nên chuẩn bị quần khoác để giữ ấm.
Gần Chùa Linh Phước Có Gì?
Ngoài tham quan chùa Đà Lạt thì du khách còn có thể ghé qua một vài địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi để nạp năng lượng cho chuyến đi tiếp theo. Đây là một quán thích hợp mà du khách có thể lựa chọn như:
Quán Cơm Tấm 246
Cơm tấm quán 246 nổi tiếng bởi vì sự đông khách với phần cơm ngon và đầy đủ, vị nước mắm cay ngọt đậm đà, kết hợp với miếng thịt nướng và trứng chiên. Đặc biệt nằm cách trung tâm thành phố đà lạt khoảng chừng 600m là địa điểm thích hợp cho những bạn thích ăn cơm.
Quán Bánh Căn Thảo
Đổi khẩu vị để cùng ăn món Bánh Căn được mệnh danh là món đặc sản của Đà Lạt. Nằm ở 196 đường Lương Đình Của, Phường 11, TP, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây một địa điểm bán bánh căn ngon, nóng hổi mà chị Thảo thường bán ở thời điểm tiết trời se lạnh vì nằm trên đường đến chùa Ve Chai nếu bạn muốn tìm đến bánh căn thì tấp ngay nào để sưởi ấm chiếc bụng của mình.
Quán Bún Bò Huế Dung
Cách chùa quán ve chai khoảng 100m, Bún bò Huế Dung có thể đến bằng cách đi bộ và bún bò ở đây được nấu đậm đà và vừa khẩu vị đối với thực khách ở mỗi vùng miền. Vậy bạn nên đến thưởng thức nhé.
Mong rằng bài viết trên sẽ cho bạn những thông tin hữu ích và giúp quá trình thăm quan ngôi chùa này thêm dễ dàng, tiết kiệm hơn. Hãy lên kế hoạch cùng Saigon Star Travel khám phá địa điểm độc đáo này ngay nhé!. Liên hệ hotline của chúng tôi: 1900 277 297 nếu bạn đang phân vân không biết chọn tour nào giá cả phải chăng, bình dân. Hãy tham khảo Tour Du Lịch Đà Lạt của chúng tôi tại đây:
♦ Tour Du Lịch Đà Lạt 3 Ngày 3 Đêm
♦ Tour Đà Lạt 3 Ngày 2 Đêm
♦ Tour Du Lịch Bảo Lộc 2 Ngày 2 Đêm
♦ Tour Du Lịch Madagui 2 Ngày 1 Đêm