Tín ngưỡng của người Chăm và những văn hóa độc đáo

Dân tộc Chăm thu hút các du khách với những văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo. Mà càng tìm hiểu bạn sẽ càng thấy thu hút. Đặc biệt với những bạn tin vào thần linh, muốn tìm hiểu về những điều kỳ bí thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu tín ngưỡng của người Chăm trong bài viết dưới đây.

Tôn giáo của người Chăm

 

– Dân tộc Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ còn gọi là Hồi giáo Chăm Bani và Hồi giáo mới được biết đến là Hồi giáo Chăm Islam. Tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo vẫn luôn tồn tại độc lập, mỗi tôn giáo có những tín ngưỡng riêng và không hề bài xích lẫn nhau. Chỉ có điều trải qua hàng trăm năm, chúng đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên tôn giáo địa phương riêng biệt. Tôn giáo Bà la môn phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận, còn Hồi giáo lại phát triển chủ yếu ở An Giang.

Những tín ngưỡng của người Chăm phổ biến nhất

– Người Chăm có nhiều tín ngưỡng, họ tin vào thần linh, sức mạnh của mẹ thiên nhiên… Họ hình thành nên những lễ hội, tập tục lễ nghi để thờ cúng thần linh, cầu may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Những nghi lễ được diễn ra long trọng, nhiều ngày. Một trong số tín ngưỡng phổ biến nhất của người Chăm là tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ thần Siva.

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm

– Tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện và được kế thừa nhiều năm nay. Đối với người dân Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar là biểu tượng linh thiêng nhất về Mẹ. Trong tâm thức của người Chăm, vị nữ thần này chính là người mẹ xứ sở, người sáng lập ra vương quốc Chăm, cũng là người sinh ra mọi thứ từ vũ trụ đến đất đai, cây cối, lúa gạo và bao gồm cả con người. Đối với người Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar giúp họ tồn tại, hủy diệt những cái ác, bảo vệ cho họ cuộc sống ấm no.

– Vì vậy, trong hầu hết các nghi lễ văn hóa dân tộc Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar luôn được người Chăm tôn thờ, cầu xin sự phước lành và bảo vệ.

 

Tín ngưỡng thờ thần Siva của người Chăm

– Theo người Chăm, thần Siva chính là vị thần huỷ diệt và sáng tạo. Vị thần này sẽ huỷ diệt những cái xấu xa để tái tạo lại những cái mới, tốt đẹp hơn, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân Chăm.

– Một điều thú vị là thần Siva được chạm khắc theo nhiều hình dáng khác nhau với những câu truyện truyền thuyết khác nhau. Có tượng thần Siva dáng đứng sáu tay, có dáng cưỡi lưng con bò đực với tư thế tấn công, có dáng lại được tạc như hộ pháp canh giữ các đền…. Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người Chăm, thần Siva còn được biểu tượng qua phù linh (Linga) – biểu tượng cho sức mạnh và sự sinh tồn của loài người hay biểu tượng con bò đực (Nandin) – hiện thân của sức mạnh sinh tồn.

– Ngoài thần Siva, người dân Chăm còn tôn thờ cả những vị thần khác như: thần Pôpachơn (Vishnu) thần bảo tồn hay thần Pôdêpadrơn (Brahma) thần sáng tạo… Tuy nhiên, thần Siva vẫn được người dân Chăm tôn thờ hơn cả.

Những lưu ý khi tham gia lễ hội tín ngưỡng của người Chăm

 

– Bạn cần ăn mặc trang nhã, lịch sự. Không nhất thiết phải mặc trang phục của người Chăm, nhưng bạn nên mặc quần áo tay dài.

– Có thái độ nhã nhặn, không cười đùa, nói to, chỉ chỏ khi người dân Chăm đang thực hiện nghi lễ.

– Sau nghi lễ sẽ là những màn ca múa nhạc hấp dẫn của văn hóa nghệ thuật Chăm, bạn có cùng tham gia.

Tín ngưỡng của người Chăm ẩn chứa nhiều điều thú vị. Chắc chắn bạn sẽ không thấy lãng phí khi dành thời gian cho chúng. Đến du lịch Phan Thiết, tham gia những nghi lễ, lễ hội của người dân cũng là trải nghiệm hay cho chuyến du lịch của bạn càng thêm hấp dẫn.

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3?

8-3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8-3

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3? Tám tháng ba là ngày đặc biệt mà chị em phụ nữ được nhận những lời yêu thương ngọt ngào và món quà dễ thương, xinh xắn từ các anh trai. Hãy cùng theo Saigon Star Travel tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Khám phá Mâm ngũ quả ngày Tết – Sắc màu Tết truyền thống

Mâm ngũ quả là một phần quan trọng trong nghi lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nó thường được sắp xếp và trang trí một cách cầu kỳ và tinh tế. Mỗi miền sẽ có cách bài trí và ý nghĩa khác nhau trên bàn thờ gia tiên, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu

Món ăn ngày Tết của Miền Bắc

Món Ăn Ngày Tết – Khám phá Ẩm thực Tết 3 Miền

Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết đều có những sự khác nhau về món ăn, hương vị. Tuy nhiên chung quy lại đều thể hiện ý nghĩa về sự ấm no, đầm ấm của gia đình khi sum vầy quây quần lại bên nhau. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu xem ở

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết 2024

Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức. Trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, công chức – viên chức & người lao động theo lịch sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Lịch nghỉ Tết Âm 2024 là ngày nào? Thực hiện

Chả lụa là món dân giã luôn có sẵn trong tủ lạnh, chỉ cần cắt ra và thưởng thức

Tổng Hợp Các Món Nhậu Ngày Tết Dễ Làm, Ăn Là Ghiền!

Tết là thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu,…bữa tiệc Tết sẽ trở nên phong phú và đặc sắc hơn với những món nhậu ngon miệng và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm món nhậu

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717