Tìm hiểu nét thu hút lễ hội cầu mưa của người Chăm

Góp phần làm nên văn hóa dân tộc Chăm đặc sắc, phải kể đến những lễ hội long trọng, ý nghĩa của người Chăm. Bạn đã bao giờ nghe đến lễ hội cầu mưa của người Chăm chưa? Đây là một trong những lễ hội quan trọng, liên quan đến nông nghiệp – ngành nghề kinh tế chính của dân tộc Chăm.

Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa người Chăm

 

– Lễ hội cầu mưa hay còn được gọi là lễ cầu đảo của người Chăm (Palau Sah) diễn ra vào ngày 16 tháng 5 âm lịch hàng năm (theo lịch Chăm) hoặc những khi mưa trễ, hạn hán kéo dài. Lễ Palau Sah thường được tổ chức ở các đền tháp Chăm hay ở các cửa biển do cả người Chăm Ahier (đạo Bà la môn) và Chăm Awal (đạo Hồi giáo) tổ chức. Thực hiện nghi lễ này, các vị chức sắc, tu sĩ, thầy cúng người Chăm sẽ tổ chức và làm chủ lễ tế cúng các vị thần: Yang Bimon-Yang Aklak, Yang Birow, thánh Alla cùng các vị thần sông, thần núi, thần biển, thần sấm…

– Lễ hội người Chăm cầu mưa nhằm tôn vinh các vị thần cai quản nông nghiệp cho người Chăm. Đồng thời, cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống người dân Chăm ấm no, hạnh phúc.

Các hình thức lễ hội cầu mưa của người Chăm

Lễ múa ban ngày Rija Harei

 

– Nghi lễ này được diễn ra khá đơn giản, thường trong nhà lễ bằng tre nứa, mái lợp tranh hướng về phía Tây. Lễ vật để cúng tế gồm có: 1 con gà, 5 mâm cơm, 5 mâm chè xôi, 3 mâm chuối, 2 mâm trầu, canh cá, cá khô, trứng và rượu. Thực hiện lễ Riji Harei do các thầy cúng (Ka-in), thầy vỗ trống (Basanưng) hát mời các vị thần núi, thần biển, thần chèo thuyền và thần thủy lợi Po Klong Garai… Khi thầy vỗ trống Basanưng hát ca ngợi tiểu sử, đức độ, công lao của các vị thần thì thầy bóng sẽ múa phụ họa, đồng thời dân làng cũng sẽ tham gia nhảy múa trong lễ hội.

Lễ cúng ban đêm Rija Dayuap

– Như tên gọi, Riji Dayuap là nghi lễ tổ chức vào ban đêm cũng do các thầy cúng và bà bóng thực hiện. Để thực hiện nghi lễ này, người dân Chăm cần chuẩn bị: 1 con dê, 5 mâm cơm, xôi chè, trầu cau, trứng và bánh, trái cây…

Lễ tế thần lửa Cuh Yang Apui

 

– Nghi lễ này sẽ do các tu sĩ Paseh thực hiện. Đây là văn hóa tháp Chàm cầu thần lửa đem lại sấm, chớp, mây, mưa… Thúc giục vị thần Yang Apui nhanh chóng tạo ra sấm, chớp, tạo cơn mưa lớn, cho cây cối mọc lên, đem lại mùa màng.

Lễ rước gậy thần Gay Bhong

– Lễ Gay Bhong sẽ do nhóm tu sĩ người Chăm đạo Hồi giáo thực hiện trang nghiêm, long trọng. Các tu sĩ sẽ đọc kinh Coran, cầu thánh Alla về hưởng lễ còn dân làng sẽ vái lạy, cầu khấn thánh Alla ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Thực hiện cúng vái xong, các tu sĩ sẽ cùng dân làng rước gậy thần từ thánh đường đến cửa sông, cửa biển để cầu mưa tới. Lễ vật thực hiện nghi lễ này khá đơn giản, không hề phức tạp, chỉ bao gồm 5 mâm xôi, chè và chuối.

– Ngoài lễ hội cầu mưa của người Chăm được tổ chức đông đảo, từng xóm làng người Chăm còn tổ chức riêng các lễ hội cầu đảo cho làng mình. Thường vào tháng 4 Chăm lịch, bạn sẽ bắt gặp lễ hội của người chăm ở Ninh Thuận được tổ chức long trọng, cúng tế các thần Po Nai (nữ hoàng Chăm), thần sóng biển (Riyak)… Và sau khi lễ hội cầu đảo kết thúc, người dân Chăm sẽ ra ruộng gieo giống hạt, làm nương rẫy, phủ một màu xanh bao khắp đồng bằng, rừng núi những ngôi làng Chăm.

Lễ hội cầu mưa của được người Chăm rất coi trọng. Hầu như năm nào cũng sẽ tổ chức trong nhiều ngày. Lễ hội vừa thể hiện văn hóa tháp Chàm đặc sắc, cũng là tín ngưỡng phong tục được người dân Chăm gìn giữ, tôn thờ đến ngày nay.

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3?

8-3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8-3

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3? Tám tháng ba là ngày đặc biệt mà chị em phụ nữ được nhận những lời yêu thương ngọt ngào và món quà dễ thương, xinh xắn từ các anh trai. Hãy cùng theo Saigon Star Travel tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Khám phá Mâm ngũ quả ngày Tết – Sắc màu Tết truyền thống

Mâm ngũ quả là một phần quan trọng trong nghi lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nó thường được sắp xếp và trang trí một cách cầu kỳ và tinh tế. Mỗi miền sẽ có cách bài trí và ý nghĩa khác nhau trên bàn thờ gia tiên, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu

Món ăn ngày Tết của Miền Bắc

Món Ăn Ngày Tết – Khám phá Ẩm thực Tết 3 Miền

Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết đều có những sự khác nhau về món ăn, hương vị. Tuy nhiên chung quy lại đều thể hiện ý nghĩa về sự ấm no, đầm ấm của gia đình khi sum vầy quây quần lại bên nhau. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu xem ở

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết 2024

Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức. Trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, công chức – viên chức & người lao động theo lịch sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Lịch nghỉ Tết Âm 2024 là ngày nào? Thực hiện

Chả lụa là món dân giã luôn có sẵn trong tủ lạnh, chỉ cần cắt ra và thưởng thức

Tổng Hợp Các Món Nhậu Ngày Tết Dễ Làm, Ăn Là Ghiền!

Tết là thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu,…bữa tiệc Tết sẽ trở nên phong phú và đặc sắc hơn với những món nhậu ngon miệng và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm món nhậu

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717