Tháp Poshanư nằm cách trung tâm Phan Thiết 7km, là điểm tham quan lý tưởng khi du khách đến thăm thành phố này. Không chỉ thu hút với câu chuyện tình yêu, cuộc đời của nàng công chúa Poshanư, nơi đây còn chinh phục các du khách với nét kiến trúc độc đáo của người Chăm. Hãy cùng tìm hiểu về tòa tháp này trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về tháp Poshanư
Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
Khi mới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó. Điểm thu hút của tháp Chăm này chính là những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa tạo nên những công trình độc đáo, kỳ bí mà ngày nay còn nhiều điều chưa được giải thích khám phá
Nguồn gốc về tên gọi tháp Poshanư
Nguồn gốc tháp Poshanư gắn liền với câu chuyện tình yêu, cuộc đời của nàng công chúa cùng tên. Poshanư là nàng công chúa được nhân dân yêu quý về tài đức và phép ứng xử, bà cũng là người có công lớn trong việc tổ chức, chỉ dạy nhân dân sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi…, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho nhân dân vùng Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc ngày nay. Công chúa Poshanư cũng là người định ra nhiều quy tắc trong quan hệ giao tiếp, đối xử tiến bộ trong gia đình và xã hội thời kỳ đó.
Là một người có tài, có đức nhưng cuộc đời nàng, câu chuyện tình yêu của nàng lại chẳng được trọn vẹn. Đem lòng yêu lãnh chúa Po Sahaniempar – một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm, công chúa Poshanư đã phải vượt qua những định kiến của xã hội để được kết hôn cùng người mình yêu.
Nguồn gốc về tên gọi tháp Poshanư
»»» Xem thêm: Lễ hội Ramưwan ở Bình Thuận
Những tưởng nàng sẽ được hạnh phúc, nhưng Podam – em ruột của Poshanư từ lâu đã không muốn chị mình lấy một người chồng ngoại đạo nên luôn tìm cách chia rẽ hai người. Nhân một chuyến hành hương về Ấn Độ của Po Sahaniempar theo luật Hồi giáo, Podam đã bày mưu để Po Sahaniempar không thấy nàng Poshanư chào đón mình sau khi chàng trở về như theo lời hẹn ước. Cho rằng nàng đã phản bội mình nên chàng Po Sahaniempar đã bỏ đi về phía nam.
Khi Poshanư tìm đến thanh minh thì đã muộn màng. Chàng Po Sahaniempar đã thay lòng, chàng khi đó đã trao tình yêu của mình cho nàng Chargo. Mang theo nỗi đau khổ tột cùng trở lại quê hương, những năm tháng sau, Poshanư đã quyết định sống một mình tại Bianeh. Người Chăm đời sau đã tạc tượng nàng và thờ nàng trong tháp. Tòa tháp được lấy tên của nàng – Poshanư.
Tên gọi của tòa tháp lấy tên từ nàng công chúa Poshanư.
Tháp Poshanư thu hút với nét kiến trúc độc đáo
Tháp Poshanư nổi bật với nét kiến trúc của người Chăm. Tháp được xây dựng từ những viên gạch đỏ, chạm khắc tinh tế, gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Tháp chính cao 15m và được chia thành ba tầng. Tháp chính thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ được người Chăm tôn sùng. Trong khi đó, tháp phụ thứ nhất thờ thần Lửa với chiều cao chừng 4m. Tháp phụ thứ hai thờ Thần Bò Nandin – một vật cưỡi của vị thần Shiva. Tòa tháp thứ hai này cao hơn tháp thứ nhất đến 8m. Tháp phụ thứ ba thờ thần Lửa, hiện chỉ còn lại với chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.
Tuy cả ba tháp của tháp Poshanư có kích thước vừa và nhỏ, nhưng không vì vậy mà tòa tháp mất đi vẻ uy nghiêm và kỳ bí với nét kiến trúc tinh hoa của người Chăm. Tháp Poshanư từng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991. Quả không quá lời khi nói, từ hình dạng kiến trúc đến cách trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, đỉnh tháp đều độc đáo, hình ảnh tháp Poshanư khiến người tham quan không khỏi mê mẩn.
Tháp Poshanư thu hút với nét kiến trúc độc đáo
Các điểm du lịch gần tháp Poshanu Mũi Né
Để khám phá những địa điểm du lịch gần tháp Poshanu Mũi Né, bạn có thể tham khảo các điểm sau:
-
Bãi biển Mũi Né: Khoảng cách từ tháp Poshanu đến bãi biển Mũi Né khoảng 8 km. Bãi biển này nổi tiếng với cát trắng, nước biển trong xanh và là địa điểm lý tưởng để tắm biển, chơi thể thao nước và tắm nắng.
-
Đồi cát Bàu Trắng: Khoảng cách từ tháp Poshanu đến đồi cát Bàu Trắng khoảng 15 km. Đây là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoàng hôn và chụp ảnh. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như lái xe địa hình, trượt cát hoặc dạo bộ trên cát.
- Khu du lịch Suối Tiên: Khoảng cách từ tháp Poshanu đến Suối Tiên khoảng 7 km. Suối Tiên là một khu du lịch sinh thái với những thác nước, đồi cát, hồ bơi và những con đường mòn trong rừng.
-
Khu du lịch Tà Cú: Khoảng cách từ tháp Poshanu đến khu du lịch Tà Cú khoảng 45 km. Đây là một khu du lịch sinh thái với những đồi cát, rừng nguyên sinh và những con đường mòn trong rừng. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như cưỡi voi, đi phà, đi thuyền kayak, leo núi hoặc dạo bộ trong rừng.
»»» Tổng hợp các điểm du lịch Mũi Né nhất xem tại: Top 15 Các Địa Điểm Du Lịch Mũi Né
Ăn gì khi du lịch tháp Po Sah Inư Mũi Né
Ở khu vực tháp Poshanu Mũi Né, bạn có thể tìm thấy nhiều quán ăn địa phương với các món ăn ngon và phong phú như:
- Hải sản tươi sống: Với vị trí nằm ven biển, khu vực Mũi Né có nhiều nhà hàng hải sản với các loại hải sản tươi sống như tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, mực nướng.
- Bún cá Mũi Né: Bún cá là một món ăn đặc sản của vùng biển. Bún cá Mũi Né được chế biến với nhiều loại cá như cá lóc, cá trích, cá bạc má, kèo đỏ, kèo nâu, hải sản khác và nấu với nước dùng từ xương cá và các loại rau thơm.
- Bánh căn: Bánh căn là một món ăn nhẹ phổ biến tại miền Trung. Bánh căn Mũi Né được chế biến với bột gạo và trứng, nướng trên một cái lò xoắn, ăn kèm với nước chấm chua ngọt, tương ớt và rau sống.
Nếu có dịp đến tour du lịch Mũi Né 3 ngày 2 đêm, du khách đừng bỏ qua tháp Poshanư nhé. Tuy không phải điểm du lịch quá nổi tiếng của Phan Thiết, song nơi đây rất xứng đáng để du khách dành chút thời gian ghé qua. Không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc tháp, tình hiểu về nguồn cội của tháp, du khách cũng có thể check-in với những bức hình sống động tại đây.