Điểm danh top 5 món bánh đặc sản miền Tây không thể bỏ qua

Được thiên nhiên ưu ái cho đất đai phù sa màu mỡ, miền Tây hay đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta. Từ hạt gạo miền Tây thơm dẻo, người dân đã khéo léo tạo nên những món bánh vô cùng hấp dẫn. Saigon Star Travel mời bạn cùng thưởng thức top 5 món bánh đặc sản miền Tây nổi tiếng và được yêu thích nhất hiện nay.

   1. Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là một trong các món bánh đặc sản miền Tây được khách hàng yêu thích bởi hương vị đặc trưng chỉ có ở miền Tây. Để tạo ra chiếc bánh, người dân phải chuẩn bị tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị một, ủ bột, lên men rồi hấp bánh. Chiếc bánh bò thốt nốt hấp dẫn cũng bởi mùi thơm của đường thốt nốt An Giang, đặc sản miền Tây.

Bánh bò thốt nốt (Ảnh: Internet)

Gạo được ngâm qua đêm, sau đó đem xay mịn 1 – 2 lần rồi ủ lên men tự nhiên. Trong khi ủ cần thay nước thường xuyên khoảng 2 -4 tiếng một lần. Sau khi có bột, người ta sẽ trộn thêm đường, 1 chút muối rồi đem hấp chín. Bánh chín sẽ có độ nở mềm, bên trong xốp béo. Bánh thường được ăn kèm với nước cốt dừa. Tuỳ vào từng địa phương mà nước cốt dừa được cho trực tiếp vào bột hoặc nấu nước cốt dừa riêng và dùng chung với bánh. Bánh chín có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng của đường thốt nốt.

Bánh chín có màu vàng nâu và mùi thơm của đường thốt nốt (Ảnh: Internet)

   2. Bánh ống

Nhắc đến bánh đặc sản miền Tây thì không thể bỏ qua món bánh ống. Đây là món ăn vặt bình dân được các bạn trẻ và khách du lịch yêu thích. Bánh được làm từ bột gạo nếp và cơm dừa nào thơm béo. Bột nếp được xay và rang chín giống như một số loại bánh quy linh phổ biến. Sau đó, bột được cho vào một ống kim loại dựng đứng. Sau khoảng 1 -2 phút bánh chín và người bán sẽ rút que tre ra khỏi ống cùng với chiếc bánh thơm ngon.

Bánh ống (Ảnh: Internet)

Bánh ống được chế biến trực tiếp khi có khách hàng hỏi mua. Người bán sẽ đổ bột vào ống, chờ bột chín rồi lấy bánh ra. Sau đó rạch một đường trên chiếc bánh và cho dừa nạo, đường và mè lên và gói lại. Bánh ăn nóng còn nguyên mùi vị béo của dừa, thơm của nếp và mè.

Bánh ăn nóng còn nguyên mùi vị béo của dừa, thơm của nếp và mè (Ảnh: Internet)

   3. Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa là món bánh ngọt đặc sản miền Tây với vị ngọt của đường, vị béo thơm của nước cốt dừa. Bánh đúc lá dứa được chế biến từ bột gạo, lá dứa và dừa nạo. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó xay mịn, để lắng nước trong rồi lấy phần bột. Việc thay nước diễn ra khoảng 2 -3 lần để bánh vừa có độ mềm vừa có độ dai sần sật. Bột sau khi đạt sẽ được thêm nước cốt lá dứa để tạo màu xanh đẹp mặt.

Bánh đúc lá dứa (Ảnh: Internet)

Bột gạo được cho lên bếp khuấy nhỏ lửa cho tới khi sánh mịn và có mùi thơm lá dứa đặc trưng. Người ta sẽ áo một lớp dầu mỏng vào khuôn, sau đó cho bánh đúc dàn ra khuôn, hấp khoảng 30 phút cho bánh chín thật rồi cắt thành miếng vừa ăn. Khi thưởng thức, bánh được cắt ra dĩa, rưới nước đường và nước cốt dừa béo ngậy lên, rắc thêm chút đậu phộng rang là có thể thưởng thức.

Bánh sánh mịn và có mùi thơm lá dứa đặc trưng (Ảnh: Internet)

   4. Bánh da lợn

Cùng làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, bánh da lợn là món bánh ngon đặc sản miền Tây hấp dẫn du khách. Gạo cũng được xay lấy nước, sau đó trộn chung với 1 chút bột đao để bánh có độ bóng sau khi hấp. Bánh có nhân là phần đậu xanh không vỏ xay mịn. Bánh da lợn có hình thức bắt mắt gồm nhiều tầng màu vàng và xanh đan nhau. Màu xanh là màu của lá dứa, màu vàng là của đậu xanh hấp.

Bánh da lợn (Ảnh: Internet)

Hỗn hợp bột sẽ được chia là 2 phần, một phần thêm đậu xanh và một phần thêm nước cốt lá dứa. Người ta sẽ bắc một nồi hấp lớn lên bếp, đun sôi  rồi thả khuôn bánh đã tráng một lớp dầu mỏng để chống dinha. Sau đó đổ một lớp màu xanh, đậy nắp khoảng 3 phút cho lớp bánh chín vừa rồi thêm 1 lớp đậu. Cứ lặp đi lặp lại cho tới khi có số lớp như mong muốn hoặc tới ⅔ khuôn thì dừng lại. Bánh da lợn chín sẽ có độ trong và màu sắc rất hấp dẫn.

Bánh da lợn chín sẽ có độ trong và màu sắc rất hấp dẫn (Ảnh: Internet)

   5. Bánh tằm bì

Nếu kể tên những món bánh đặc sản miền Tây mà không nhắc tới bánh tằm bì thì quả lả mộ thiếu sót. Bánh được làm từ bột gạo, kết hợp với những đồ ăn kèm như thịt heo, bì heo và rau sống. Sợi bánh tằm là bột gạo lọc nhào mịn với nước nóng rồi cắt như sợi bánh canh. Thịt heo luộc thái mỏng, bì thái sợi. và ăn kèm với rau thơm, dưa chuột và nước cốt dừa.

Bánh tằm bì (Ảnh: Internet)

Bánh tằm bì là sự kết hợp thú vị giữa một món ăn với một món ngọt. Sợi bánh, thịt và bì là dành cho một món mặn nhưng lại chan thêm nước cốt dừa thường dùng cho món ngọt. Món ăn nhờ vậy mà vừa có sự mềm thơm của gạo, ngọt của thịt và béo của nước cốt dừa. Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Bánh tằm bì có ở khắp các tỉnh miền Tây nhưng ăn ngon nhất và chuẩn nhất là ở Bạc Liêu. Nếu bạn đi tour miền Tây thì lựa chọn đúng địa điểm nhé!

Món ăn nhờ sự mềm thơm của gạo, ngọt của thịt và béo của nước cốt dừa (Ảnh: Internet)

Saigon Star Travel vừa giới thiệu cho bạn những món bánh đặc sản miền Tây mộc mạc giản dị nhưng vô cùng hấp dẫn. Nếu có cơ hội du lịch tour miền Tây thì bạn hãy thưởng thức những món ăn thơm ngon này nhé!

 

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

Tham quan Làng nổi Tân Lập

Cẩm Nang Du Lịch Miền Tây 2024

Miền Tây – vùng đất rộng lớn và trù phú. Nổi bật với hệ thống sông ngòi, kênh rạch đan xen nhưng lại tạo nên những vẻ đẹp độc đáo. Hiện nay, các tỉnh Miền Tây trở thành một trong những điểm đến thú vị dành cho những du khách yêu thích khám phá những

Đặc sản Tết Miền Tây

Gợi ý 8 món Đặc sản Tết Miền Tây ngon trứ danh

So với món ăn ngày tết của các vùng miền khác, ẩm thực tết của người miền Tây có sự đơn giản, mộc mạc hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mâm cỗ Tết miền Tây ít phong phú và nhàm chán. Ngược lại, nếu có dịp về ăn tết miền Tây, bạn

Lễ hội Sen Dolta - một nghi lễ truyền thống lớn trong văn hoá của người Khmer

Lễ hội Sen Dolta là lễ gì?

Lễ hội Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của người Khmer Nam Bộ được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Vậy lễ hội này có gì đặc biệt và có những nghi thức nào, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu ngay

Tham quan Cù Lao Thới Sơn

Top 9 địa điểm du lịch miền Tây lễ 30/4 – 1/5

Miền Tây nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát, những con sông đẹp như tranh và những con người thân thiện, nồng nhiệt. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch trong dịp lễ 30/4, thì miền Tây Nam Bộ sẽ là một trong những điểm đến tuyệt vời để bạn có thể

 Làng nổi Tân Lập – Kiệt tác kết nối thiên nhiên từ bàn tay con người

Khám phá những điểm du lịch miền Tây hấp dẫn nhất 2024

Địa điểm du lịch miền Tây có đến hàng chục cảnh quan. Bạn không thể khám phá hết trong một chuyến du lịch của mình. Chúng tôi sẽ giúp các bạn chọn những địa điểm đặc sắc nhất của miền Tây để tham quan trước. Những bài viết tiếp theo sẽ liệt vào cẩm nang những địa điểm nên đi sau khi bạn đã có trải nghiệm tuyệt vời với mảnh đất miền Tây vào lần này nhé

Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc tết 2024 vui quên lối về

Phú Quốc, thiên đường thơ mộng mà ai cũng hằng ao ước được lạc chân đến nơi đây một lần. Sở hữu vẻ đẹp mỹ miều, khung cảnh thơ mộng và hàng tá danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Không dừng lại ở đó, Phú Quốc còn níu chân du khách bởi những không gian nghỉ dưỡng bậc nhất cùng với những ẩm thực mang hương vị đặc trưng của vùng biển.
Vậy để nắm bắt chi tiết về nơi ăn, chốn ở và những địa điểm vui chơi bậc nhất tại Phú Quốc. Mời bạn đọc cùng Saigon Star Travel tham khảo ngay bài viết: Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc tết 2022 vui quên lối về.

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717