Lễ hội té nước Thái Lan được diễn ra vào dịp năm mới với mong muốn xua đuổi những cái xấu, đón nhận may mắn, bình an và sức khỏe. Hãy cùng Saigon Star Travel hòa mình vào lễ hội độc đáo nổi tiếng thể giới này nhé!
Thời gian diễn ra Lễ hội té nước Thái Lan
Lễ hội té nước Thái Lan tiếng Anh thường được viết với tên nguyên gốc là Songkran. Đây là một từ trong tiếng Phạn có nghĩa là sự dịch chuyển, hàm ý nói đến sự dịch chuyển của mặt trời, chu kì khởi đầu năm mới theo lịch của người Thái. Lễ hội té nước Thái Lan là một truyền thống của người Thái Lan mang ý nghĩa rửa sạch tất cả điềm xấu, đón nhận những điều mới tốt lành và may mắn.
Lễ hội té nước là sự kiện bắt đầu một năm mới với những cầu mong tốt lành
Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan nên ngày đầu năm mới là ngày sinh của Đức Phật là ngày 15/4. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái Lan quyết định Tết Thái Lan bắt đầu từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 15/4 hàng năm.
Songkran của người Thái Lan cũng giống như Tết Nguyên Đán của Việt Nam
Lễ hội té nước Thái lan có gì vui?
Người dân Thái Lan sẽ chuẩn bị cho lễ hội té nước như người dân Việt Nam đón chào năm mới. Người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, bỏ đi những cái cũ, mua đồ mới, chuẩn bị đồ ăn cho các bữa tiệc trong những ngày lễ hội. Lễ hội té nước Thái Lan diễn ra các hoạt động chính:
- Wan Nao (Ngày 13/4): Ngày này giống như đêm tất niên của tết Việt Nam, người dân sẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ, nấu nướng bày biện thức ăn để chuẩn bị dâng lên chùa vào sáng hôm sau.
- Wan Payawan (ngày 14/4): Trong ngày này người dân sẽ ăn mặc đẹp, sum họp, quay quần bên mâm cơm gia đình và mang lễ lên chùa từ sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ sẽ lau tượng Phật bằng nước thơm để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong may mắn, bình an. Trong ngày này, người Thái không nói những điều xui xẻo, không làm hành động sai trái hay ác tâm.
Người dân tưới nước thơm lên tượng Phật để bày tỏ lòng thành kính
- Wan Parg-bpee (ngày 15/4): Đây là ngày cuối cùng trong lễ hội té nước Thái Lan, người Thái sẽ đến thăm họ hàng lớn tuổi và thực hiện nghi thức “Rod Nam Dam Hua” – nhẹ nhàng rưới nước thơm lên tay những bậc tiền bối hoặc buộc chỉ đỏ lên tay họ. Đây là nghi thức bày tỏ sự yêu thương và lòng tôn kính với những bậc lão niên trong họ.
Nghi thức Rod Nam Dam Hua đối với các bậc tiền bối
Lưu ý khi tham gia lễ hội té nước Thái Lan
Bạn nên sử dụng các phương tiện công cộng vì một số tuyến đường sẽ bị cấm di chuyển vì nguy hiểm cho đám đông tham gia lễ hội té nước Thái Lan.
Bạn cần chú ý tránh những tai nạn không đáng có, trượt ngã hoặc xảy ra xô xát khi tham gia lễ hội.
Bạn nên mang theo túi chống nước để bảo vệ vật dụng cá nhân, tiền và điện thoại vì sẽ bị ướt nhẹp nếu bạn vui chơi trong lễ hội.
Bạn nên mang giày có đế chống trượt vì đường phố sẽ trở nên rất trơn.
Các phương tiện giao thông sẽ bị hạn chế tại các địa điểm tổ chức lễ hội
Bạn không nên dùng nước lạnh hoặc nước bẩn để té vào người đi đường. Bạn không được té nước vào các nhà sư, người già và trẻ em vì đó được coi là hành động bất kính, thiếu lễ độ.
Nếu bạn không muốn tham gia lễ hội thì không nên xuống phố vào ngày diễn ra lễ hội vì chắc chắn bạn sẽ bị ướt.
Lễ hội té nước thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến cùng tham gia
Trong lễ hội té nước Thái Lan, nếu bạn càng bị té nhiều nước thì sẽ càng nhiều may mắn và được nhiều lời chúc phúc của mọi người. Do đó, đừng ngại ngần mà hãy hòa mình vào lễ hội độc đáo này để tận hưởng được không khí mỗi năm chỉ có một lần này nhé. Bạn hãy book ngay tour du lịch Thái Lan của Saigon Star Travel để đến Thái Lan đúng dịp lễ hội ý nghĩa này nhé!