Khám phá Mâm ngũ quả ngày Tết – Sắc màu Tết truyền thống

Mâm ngũ quả là một phần quan trọng trong nghi lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nó thường được sắp xếp và trang trí một cách cầu kỳ và tinh tế. Mỗi miền sẽ có cách bài trí và ý nghĩa khác nhau trên bàn thờ gia tiên, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền như thế nào nhé!

Mâm ngũ quả là gì? 

Mâm ngũ quả là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau, thường đặt ở bàn thờ gia tiên hoặc những nơi quan trọng trong nhà, tạo nên không khí trang nghiêm và trang trí cho ngày Tết. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ không chỉ qua tên gọi mà còn màu sắc và cách sắp xếp, bài trí chúng

Mặc dù mỗi loại quả được lựa chọn mang ý nghĩa riêng biệt nhưng tùy do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có phần khác biệt nên có nhiều cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau. Đặc biệt, ngày nay hoa quả ngày càng phong phú, nên mâm ngũ quả theo đó cũng có nhiều loại quả hơn trên mâm, Thế nhưng, tên gọi thì vẫn giữ nguyên là “ngũ quả”

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu của người Việt

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả không chỉ là biểu tượng của sự trang nghiêm và lòng kính trọng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những điều tốt lành trong cuộc sống.

  • Số 5: tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thiuỷ, Hỏa, Thổ) và ngũ phúc lâm môn (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh)
  • Về màu sắc: mỗi màu sắc tượng trưng cho một điều ước khác nhau, tượng trưng cho “ngũ thiện căn”. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng tượng trưng cho sự sung túc, màu xanh tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, v.v.

Mâm ngũ quả không chỉ thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với tổ tiên và thần linh qua việc hiến dâng thứ bánh ngon và hoa thơm trái ngọt dịp Tết mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VIệt Nam 

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết gắn liền với nét đepj văn hóa Việt

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết gắn liền với nét đepj văn hóa Việt

Nguồn gốc mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu Lan bồn với hình ảnh “trái cây năm màu” tượng trưng cho “ngũ thiện căn” theo quan niệm nhà Phật gồm: Tin căn (lòng tin), Tấn căn (ý chí kiên trì), Niệm căn (ghi nhớ), Định căn (tâm không loạn), Huệ căn (sáng suốt)

Theo đó, ngũ quả là 5 loại trái cây mà các tì khưu phải nấu chín hoặc gọt vỏ mới được ăn. Với quả có hạt có thể kể đến như táo, đào, mận; quả có da thường là dưa, lê, dâu; quả có vỏ như dừa, hồ đào, thạch lựu.; quả có vỏ sần sùi như tùng bách. Hay quả có góc cạnh như ấu, đậu lớn nhỏ,…

Cách bày trí mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán 3 miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc thường phù hợp với ngũ hành trong văn hóa phương Đông, có ý nghĩa đặc biệt là vạn vật dung hòa với trời đất. Cũng theo quan niệm ấy thì mâm ngũ quả ngày Tết là phải có nhiều màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và sung túc. Nên mâm thường có 5 màu tương ứng 5 hành như:

  • Màu Trắng – hành Kim: quả lê, roi
  • Màu Xanh – hành Mộc: quả chuối xanh, dưa hấu, xoài xanh, đu đủ
  • Màu Đen – hành Thủy: mận, nho đen
  • Màu Đỏ – hành Hỏa: dưa hấu, quýt, táo tây, hồng
  • Màu Vàng – hành Thổ: bưởi, phật thủ, cam, quất, lựu chín vàng

Có thể thay thế các loại quả khác để thêm màu sắc và sinh động cho bàn thờ gia tiên. Ngày nay thì người ta cũng không cứng nhắc việc chọn số 5 để bày trí nữa mà có thể thêm nhiều loại trái cây hơn để thành bát, cửu hay thậm chí cả thập quả với chùm cho, hay ớt,…Dù bày biện thế nào thì cũng là lòng thành của người con đối với tổ tiên của mình, dâng lên những điều tốt lành, mong ước con cháu hòa thuận, sung túc và hòa thuận ngày Tết truyền thống này

Cách bày trí mâm ngũ quả Tết miền Bắc: 

Trong mâm ngũ quả người miền Bắc, nải chuối xanh sẽ được đặt ở vị trí dưới cùng với ý nghĩa như bàn tay của Phật nâng đỡ, chở che, bao bọc cho gia chủ. Sau đó, bưởi vàng tròn, căng mọng nước hoặc thêm phật thủ chín vàng nổi bật sẽ được đặt ở chính giữa, còn các loại quả chín đỏ khác như đào, táo, hồng sẽ được xếp xung quanh mâm ngũ quả sao cho cân đối, hài hòa về màu sắc cũng như phong thủy. Những chỗ khuyết có thể xen kẽ quyết, ớt, quất (tắc)

Mâm ngũ quả miên Bắc ngày Tết thuộc ngũ hành

Mâm ngũ quả miên Bắc ngày Tết thuộc ngũ hành

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung gồm các loại trái cây như mãng cầu, sung, dưa hấu, cam, quýt, thanh long, chuối, dứa,…Không như 2 miền Bắc và Nam, mâm ngũ quả miền Trung Tết thường đơn giản, không quá quan trọng, cầu kỳ. Có gì cúng đấy, miễn thành tâm là được. 

Một phần nơi đây thường xuyên chịu nhiều thiên tai, bão lũ, khí hậu khắc nghiệt nên trái cây không được phong phú và đa dạng như 2 miền nên cũng tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh gia đình mà bày biện mâm ngũ quả khác nhau

Cách bày trí mâm ngũ quả Tết miền Trung:

Vì không cầu kỳ cách bố trí nên thông thường, người miền Trung sẽ bày biện những quả to hay nặng ở phía dưới, còn những quả nhỏ và màu sắc bắt mắt sẽ ở phía trên.

Mâm ngũ quả miền Trung không quá cầu kì, có gì trưng nấy

Mâm ngũ quả miền Trung không quá cầu kì, có gì trưng nấy

Mâm ngũ quả miền Nam

Nếu ở miền Bắc hầu như các loại quả đều nhiều màu sắc và đẹp mắt thì mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam sẽ kiêng kị một số trái cây. Đặc biệt là không có quả chuối vì theo quan niệm thì chuối có tên gọi phát âm giống từ “chúi” trong chúi nhủi, thể hiện sự nguy khó, va vấp. Hoặc quả cam cũng không nằm trong danh sách mâm ngũ quả của người miền Nam vì có câu “quýt làm cam chịu”, quả lê cũng “cùng chung số phận” ghi gắn với từ “lê lết”,…

Mâm ngũ quả người miền Nam thường trưng những loại trái cây có phát âm thú vị, ám chỉ cho ước nguyện về đời sống hưng thịnh. Ví dụ như: Mãng cầu Xiêm, Đu đủ, Xoài, Sung: ngụ ý “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Hoặc mâm Mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, thơm (dứa), sung… :với nghĩa: “Cầu vừa đủ xài thơm” hay “cầu vừa đủ xài sung”.

Cách bày trí mâm ngũ quả Tết miền Nam:

Cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự hài hòa về màu sắc và cân đối. Họ thường xếp những loại quả to, nặng và xanh ở phía dưới còn những quả nhỏi và chín thì đặt phía trên. Đặc biệt mâm ngũ quả được bày trí sao cho giống ngọn tháp cùng cặp dưa hấu được bày riêng ở 2 bên mâm

Mâm ngũ quả miền Nam thường trưng những loại trái cây có phát âm thú vị

Mâm ngũ quả miền Nam thường trưng những loại trái cây có phát âm thú vị

Lưu ý khi bày trí mâm ngủ quả ngày Tết

  1. Gia chủ cần chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết hoặc đêm 29 Tết nếu là tháng thiếu
  2. Trái cây trưng trên mâm ngũ quả Tết phải là trái cây thật, tuyệt đối không được sử dụng trái cây giả. Bởi đây là điều bất kính với tổ tiên, thần linh và các bậc bề trên
  3. Bạn nên chọn những quả mới chín tới để có màu sắc tươi và bày được lâu. Đồng thời chọn những quả chắc tay, không bị dập, trầy xước và còn cuống, lá xanh. Không nên lựa những quả quá chín vì ngày Tết kéo dài nhiều ngày, bày biện quả quá chín sẽ rất dễ bị hỏng, thối, mang đến điềm không may mắn cho gia chủ
  4. Nếu rửa trái cây trước khi bày biện thì nên để khô, không đọng nước để tránh quả nhanh bị héo và hư
  5. Người miền Nam thường kiêng cúng một số loại trái cây bởi theo quan niệm sẽ mang lại những điều không tốt, ảnh hưởng công việc làm ăn

Qua mâm ngũ quả ngày Tết, chúng ta không chỉ cảm nhận đây là một văn hóa truyền thống mà còn hiểu rõ hơn về những giá trị tâm linh và sự kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ, tổ tiên. Hi vọng những chia sẻ của Saigon Star Travel đã cho bạn những thông tin bổ ích để lựa chọn một mâm ngũ quả ngày Tết phù hợp. Cầu mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3?

8-3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8-3

8/3 là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc ngày 8/3? Tám tháng ba là ngày đặc biệt mà chị em phụ nữ được nhận những lời yêu thương ngọt ngào và món quà dễ thương, xinh xắn từ các anh trai. Hãy cùng theo Saigon Star Travel tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc

Món ăn ngày Tết của Miền Bắc

Món Ăn Ngày Tết – Khám phá Ẩm thực Tết 3 Miền

Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết đều có những sự khác nhau về món ăn, hương vị. Tuy nhiên chung quy lại đều thể hiện ý nghĩa về sự ấm no, đầm ấm của gia đình khi sum vầy quây quần lại bên nhau. Hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu xem ở

Du lịch Tết Nguyên Đán với những lựa chọn hấp dẫn

Cẩm nang lựa chọn tour Tết cho kỳ nghỉ trọn vẹn

Chuẩn bị cho chuyến du xuân Tết là một trải nghiệm không thể thiếu để tận hưởng không khí đón chào năm mới tràn đầy năng lượng. Đối với những người yêu thích sự đa dạng, việc chọn tour Tết phải phù hợp với cả nhu cầu về thời gian và địa điểm. Dưới đây

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết 2024

Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức. Trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, công chức – viên chức & người lao động theo lịch sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày theo thông báo từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Lịch nghỉ Tết Âm 2024 là ngày nào? Thực hiện

Chả lụa là món dân giã luôn có sẵn trong tủ lạnh, chỉ cần cắt ra và thưởng thức

Tổng Hợp Các Món Nhậu Ngày Tết Dễ Làm, Ăn Là Ghiền!

Tết là thời gian để gặp gỡ gia đình và bạn bè. Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu,…bữa tiệc Tết sẽ trở nên phong phú và đặc sắc hơn với những món nhậu ngon miệng và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm món nhậu

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717