Đôi nét giới thiệu về Kinh thành Huế

Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, Du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét kiến trúc văn hóa, lịch sử đi cùng năm tháng. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ giới thiệu về kinh thành Huế- một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi của mình.

Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở Cố đô Huế. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh MạngHiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

kinh thành huế

Kinh thành Huế.

Khoảng cách từ Đà Nẵng đi Huế là bao xa

Cố đô Huế nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 100km về phía Bắc. Từ Đà Nẵng di chuyển đi Huế tốn khoảng hơn 2 giờ đi xe ô tô. Nếu Du khách tham quan theo tour sẽ tham quan từng điểm một trên đường nên không có cảm giác đường xa. 

 

Đường đi từ Đà Nẵng đến Kinh Thành Huế (google maps)

Tổng quan kiến trúc kinh thành Huế

Vị trí

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Toàn cảnh Kinh Thành Huế từ trên cao

Toàn cảnh Kinh Thành Huế từ trên cao

Kiến trúc

Kinh thành Huế có mặt bằng gần hình vuông (mặt trước uốn hơi cong theo dòng sông Hương). Thành có chu vi hơn 10km, diện tích khoảng 520ha. Cấu trúc thành được xây kiểu Vauban của phương Tây với 24 pháo đài nhô ra phía ngoài. Thành được đắp bằng đất xây bó gạch trong và ngoài với độ dày trung bình là 21,5m. Có tất cả 10 cổng thành; mặt trước (hướng Nam) có 4 cổng, 3 mặt còn lại mỗi mặt có 2 cổng. 

Hệ thống sông đào (Hộ Thành Hào) có chiều dài hơn 7 km. Hộ Thành Hào vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng giao thông đường thủy. Phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương.

Một đoạn Hộ Thành Hào

Một đoạn Hộ Thành Hào

Về tổng thể, đây là một hệ thống phức hợp với nhiều hạng mục liên quan. Có thể kể đến như tường thành, cổng thành – vọng lâu, kỳ đài, pháo đài, hệ thống hào hộ thành, sông hộ thành, hệ thống cầu cống… Toàn bộ được thiết kế và xây dựng cực kỳ khoa học, thẩm mỹ, có giá trị kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?

Thành có 10 cửa chính gồm:

  • Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
  • Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
  • Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
  • Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
  • Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
  • Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

 

Cửa chính Bắc- kinh thành huế

Cửa chính Bắc

Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá). Cửa có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Bên trong kinh thành Huế có gì?

Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.

Hoàng thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Tuy nhiên để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833 mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn.

Bản đồ Hoàng Thành Huế

Bản đồ Hoàng Thành Huế (nguồn: wikipedia)

Du khách đến tham quan Hoàng Thành Huế

Du khách đến tham quan Hoàng Thành Huế

Di tích bên trong Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên

Quang cảnh phía trước Điện Thái Hoà

Quang cảnh phía trước Điện Thái Hoà

Tử Cấm thành

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803). Vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.

Trường lang bên trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Dưỡng Tâm.

Trường lang bên trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Dưỡng Tâm.

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.

  • Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng. Thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng.
  • Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An. Về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường.
  • Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An.
  • Bên trong thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.

Di tích bên trong Tử Cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đồng, Lầu Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường

Vạc đồng tại Điện Cần Chánh

Vạc đồng tại Điện Cần Chánh

Đại Nội Huế

doi-net-gioi-thieu-ve-kinh-thanh-hue-9

Sơ đồ Đại Nội Huế (Nguồn: ST)

Xét về tổng quan, tuy mỗi cung điện có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung đều được xây dựng theo kiến trúc triểu “trùng lương trùng thiềm”. Đây là kiểu cung điện nhà kép có hai mái trên cùng một nền. Nhà được xây trên nền đá cao. Nền nhà lát gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng. Mái lợp bằng ngói hình ống có tráng men, thường gọi là ngói Hoàng lưu ly hay Thanh lưu ly. Các cột trụ đều được sơn thếp với hoa văn long vân là chủ yếu. Phần nội thất của mỗi cung có sự bày trí khác nhau theo từng chức vị. Tất cả đều tuân thủ phong cách “nhất thi nhất họa”, trang trí phòng bằng các bài thơ văn chữ Hán.

Một số di tích trong kinh thành Huế

Kỳ Đài

Cột cờ là một tên gọi khác của Kỳ Đài, đây là nơi treo cờ của triều đình. Quan sát bản đồ kinh thành Huế, khách du lịch có thể thấy khu vực này nằm chính giữa mặt nam của kinh thành thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Khu vực Cột cờ được xây dựng cùng thời với kinh thành Huế. Trong lịch sử, Kỳ Đài là nơi đánh dấu các sự kiện trọng đại và sự thay đổi thể chế chính quyền, vua chúa ở Huế.

Cột cờ Kinh thành Huế- Kỳ Đài

Cột cờ Kinh thành Huế- Kỳ Đài

Trường Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám nằm phía Đông Nam Hoàng thành. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn.

Điện Thái Hoà 

Điện Thái Hòa thuộc khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Đây là địa điểm diễn ra các buổi triều nghi quan trọng như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần… Khu vực điện được trang trí hết sức tinh tế, tất cả thiết kế bên trong đều được tô điểm bởi 9 con rồng. 

Bên trong điện thái hòa- đại nội kinh thành huế

Bên trong điện thái hòa- đại nội kinh thành huế

Điện Long An

Tồn tại với bề dày lịch sử gần 150 năm, Long Anh được nhiều khách du lịch đánh giá là ngôi điện đẹp nhất kinh thành Huế. Khu điện được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Nơi đây thường sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng của vua sau khi hành lễ Tịch điền mỗi đầu xuân.

Những điều đặc biệt và ấn tượng ở kinh thành Huế 

Giá vé tham quan kinh thành Huế mới nhất

Chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn đọc vài nét về kinh thành Huế. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua. Bạn đã biết về giá vé tham quan kinh thành Huế chưa? Đối với giá vé tham quan đại nội Huế mức thu phí vé đối với người lớn là 200.000 đồng/người/lượt. Giá vé cho trẻ em được quy định từ 7 đến 12 tuổi được hưởng mức giá ưu đãi là 40.000 đồng/người/lượt. Du khách khi mua vé tham quan Đại Nội sẽ được phát phiếu tham quan (miễn phí) Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (có phát bổ sung tại cổng ra cửa Hiển Nhơn – cửa ra).

Vé tham quan kinh thành huế

Giờ mở cửa Kinh Thành Huế 

Để chuyến đi du lịch của mình được diễn ra thuận lợi bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về địa điểm mua vé và giờ giấc mở cửa.  Giờ mở cửa tham quan đại nội Huế sẽ thay đổi theo mùa. Vào mùa Đông là từ 6h30 đến 17h30. Còn vào mùa Đông khung giờ mở cửa là 7h đến 17h. 

Trang phục khi vào kinh thành Huế?

Do phải di chuyển tương đối nhiều, bạn cần lưu ý mặc đồ thoải mái để dễ dàng vận động. Là một di tích lịch sử có nhiều lăng tẩm, đình, chù. Trang phục bạn mặc cần phải mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với tính chất di tích. Đặc biệt tại các khu vực nội điện, nơi thờ cúng, tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm, hở hang như quần cộc, áo may ô, váy ngắn…

Những cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh nhuốm màu lịch sử. Tất cả làm nên vẻ đẹp độc đáo cho vùng đất xứ Huế. Hy vọng đôi nét giới thiệu về Kinh thành Huế của Saigon Star travel sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Huế và khám phá những di tích, văn hóa cố đô một cách trọn vẹn. 

Saigon Star Travel - Công ty Lữ Hành chuyên nghiệp, Chuyên tổ chức các chương trình Tour Du lịch Trong Nước và Quốc Tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài hoặc Click vào nút Đăng ký và điền thông tin đầy đủ để được tư vấn miễn phí

TƯ VẤN 24/7: 0907 422 717


Các tin liên quan

canh-duong-beach-camp-bai-bien-hoang-so-moi-la-1

Cảnh Dương Beach Camp Huế – Khám phá bãi biển hoang sơ mới lạ

Một địa điểm mới dành cho những ai đang có dự định đi du lịch Huế – Đà Nẵng đó chính là khu Cảnh Dương Beach Camp. Hôm nay Saigon Star Travel sẽ cùng bạn khám phá địa điểm mới toanh này xem có gì thú vị không nhé! Giới Thiệu Về Cảnh Dương Beach

Hình ảnh chùa Thiên Mụ lặng lẽ soi mình bên dòng sông Hương

Giới thiệu về chùa Thiên Mụ – “Đệ Nhất Cổ Tự” Huế

Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những

banh xeo o hue4

Lưu ngay top 3 quán bánh xèo ở Huế ngon ngất ngây

Bánh xèo ở Huế thường hay bị nhầm lẫn với món bánh khoái Huế. Nhiều người vẫn hay nghĩ chúng là một bởi chúng có khá nhiều điểm tương đồng giống nhau, từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Thế nhưng, thực chất chúng là 2 loại bánh hoàn toàn khác nhau.
Vậy bánh xèo và bánh khoái có những điểm khác biệt gì? Các địa điểm uy tín để thưởng thức món bánh xèo ngon ở Huế? Tất cả sẽ được Saigon Star Travel bật mí ngay trong chuyên mục này.

bánh lọc trần huế - ẩm thực miền trung

Bánh Lọc Trần Huế – Ẩm Thực Món Ăn Ngon Miền Trung

Miền Trung là quê hương của bánh bột lọc. Nơi đây có nhiều biến thể bánh bột lọc nhất từ bột lọc trần, bột lọc gói lá, bột lọc chiên đến bột lọc chay… Để có thể khám phá được đa dạng các loại bánh bột lọc, thực khách hãy đến với xứ Huế mộng mơ. Những hàng bánh bột lọc có mặt trên khắp con phố Huế, đem đến nhiều trải nghiệm thú vị, bởi sự biến tấu phong phú.
Trong bài viết này, cùng Saigon Star Travel tìm hiểu về món bánh lọc trần ở Huế- một trong những món ăn được đông đảo tín đồ ẩm thực yêu thích. Với 2 loại nhân là: nhân tôm và nhân đậu xanh. Ăn cùng nước mắm ngọt, một ít hành phi, rau mùi, tóp mỡ, và ớt chưng.

Banh khoai duoc an nong kem voi rau song nuoc leo doc dao

Bánh khoái huế ăn ở đâu? Ghim ngay top những quán bánh khoái nổi tiếng

Nếu là một tín đồ đam mê ẩm thực, bạn chắc chắn sẽ khó lòng bỏ qua món bánh khoái khi đến với xứ cố đô Huế mộng mơ. Với một công thức chế biến riêng, mang đến hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Bánh khoái dù xuất thân từ món ăn dân dã, nhưng lại chiếm trọn tình cảm của người dân bản địa và cả du khách. Đây không chỉ là món ăn vui miệng, phù hợp cho những ngày đông lạnh giá, mà còn là món ăn gợi nhớ ký ức tuổi thơ của nhiều người con xứ Huế.
Hãy cùng Saigon Star Travel ghim ngay top những quán bánh khoái nổi tiếng để giúp du khách giải đáp thắc mắc: Bánh khoái huế ăn ở đâu? Từ đó bạn sẽ có thêm cẩm nang hữu ích khi du lịch Huế.

SAIGON STAR

SAIGON STAR TRAVEL

Hotline 24/7: 0907 422 717