Trong các lễ hội của người Chăm, lễ hội được tổ chức long trọng nhất không thể không kể đến lễ hội Kate. Nhiều người cũng cho rằng, muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc Chăm đừng quên nghe thuyết minh về lễ hội Kate. Mang những ý nghĩa văn hóa đặc biệt, nhiều nghi lễ thực hiện trang trọng cùng những hoạt động văn nghệ, vui chơi hấp dẫn, lễ hội Kate của người Chăm dần trở thành lễ hội được các du khách bốn phương mong chờ nhất.
Ý nghĩa của lễ hội Kate Chăm
– Lễ hội Kate thường được tổ chức trong 3 ngày, diễn ra vào ngày 1/7 theo lịch Chăm hàng năm (tức vào khoảng cuối tháng 9 – đầu tháng 10 lịch dương). Không gian tổ chức lễ hội rất rộng lớn. Lễ hội Kate của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra từ đền tháp Pô Nagar của huyện Ninh Phước, tháp Pô Klông Garai -tháp Chàm Phan Rang đến tháp Pô Rôme của tỉnh Ninh Thuận. Không gian trải dài, cùng những nghi lễ được tiến hành long trọng, vì vậy, lễ hội Kate được xem là lễ hội tháng 10 lớn nhất của dân tộc Champa.
– Lễ hội Kate mang ý nghĩa nhằm tôn vinh các vị thần Pô Klông Garai, Pô Rôme. Qua lễ hội, người ta hiểu hơn về một phần văn hóa tháp Chàm, được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đồ sộ và cả nền nghệ thuật ca – múa – nhạc dân gian của người Chăm độc đáo. Những du khách luôn bị thu hút bởi điệu múa uyển chuyển của các cô gái thiếu nữ Chăm, tiếng trống Gi năng hay tiếng kèn Saranai cũng khiến các du khách say sưa thưởng thức.
Những nghi thức trong lễ hội Kate của người Chăm
– Lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần và lễ mặc y phục cho tượng thần là 4 nghi thức chính được thực hiện trang nghiêm, long trọng trong lễ hội Kate.
Lễ đón rước y trang
– Nghi lễ này diễn ra ở các tháp Chăm Pô Sah Inư, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rômê và Pô Nagar). Đây là lễ đón rước y trang của Nữ thần Pô Ina Nagar – thần Mẹ xứ sở theo tín ngưỡng của người Chăm.
Lễ mở cửa tháp
– Các vị cả sư, tu sĩ sẽ làm chủ trì nghi lễ này để cầu xin các vị thần linh cho phép được mở cửa tháp tiến hành thực hiện các nghi lễ tiếp theo của lễ hội Kate. Các vị cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi sẽ tiến vào tháp trước, theo sau là các giáo đồ trung tín.
Lễ tắm tượng thần
– Thực hiện nghi lễ này, bao gồm vị Cả sư, thầy kéo đàn Kanhi sẽ hát những bài ca tụng công ơn của các vị vua, bà Bóng, Ông Từ và một số tín đồ trung thành khác. Vị cả sư sẽ cầm lọ nước thánh có pha chút trầm hương tưới lên tượng thần thực hiện nghi lễ tắm tượng thần.
Lễ mặc y phục cho tượng thần
– Cuối cùng là nghi lễ mặc trang phục cho tượng thần. Nghi lễ này được tiến hành nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Khi thầy kéo đàn hát, bà Bóng và ông Từ sẽ mặc váy, áo cho tượng thần. Lần lượt đến khi mặc xong cho y phục cho nhà vua thì sẽ kết thúc nghi thức này.
– Sau khi thực hiện xong các nghi lễ, mọi thôn xóm người Chăm sẽ cùng nhau tổ chức những trò chơi đặc sắc: hội thi dệt vải, làm gốm, đội nước, múa quạt, đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu… Có cả những gian hàng trưng bày triển lãm gốm, các gian hàng dệt thổ cẩm… bạn có thể tham quan và mua làm quà lưu niệm. Lễ hội của thôn xóm kết thúc, các gia tộc, gia đình lớn người Chăm mới tiến hành tổ chức lễ hội Kate riêng. Việc thực hiện nghi lễ riêng nhằm quy tụ tất cả các thành viên trong gia đình lại cùng nhau, ông bà, cha mẹ sẽ giáo dục các thế hệ con cháu biết ơn, kính trọng tổ tiên và cầu mong tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình một năm làm ăn thuận lợi, no đủ, hạnh phúc.
- Tham khảo: Tour Phan Thiết Bình Thuận
Lễ hội Kate của người Chăm không chỉ là một lễ hội đặc sắc, nó còn là nét văn hóa truyền thống lâu đời. Mà mỗi thế hệ người con Chăm đều muốn giữ gìn, kế tục. Đây là lễ hội tháp Chàm thu hút bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tham gia tìm hiểu.