Tết Nguyên Đán – dịp để tất cả mọi người trong gia đình sum vầy và đón một cái Tết ấm cúng cùng nhau. Trong không khí hân hoan này, nét đẹp truyền thống của Việt Nam được tái hiện qua phong tục lì xì Tết và ẩn sau đó là những ý nghĩa sâu sắc về may mắn, tình thân và lòng tri ân qua những bao lì xì. Cùng Saigon Star Travel tìm hiểu về câu chuyện đằng sau những chiếc phong bao và tục lệ lì xì, nơi tình cảm và truyền thống gắn kết mỗi gia đình Việt trong dịp Tết sum vầy này
Lì xì là gì?
Mừng tuổi hay lì xì là một tục lệ truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Lì xì thường được dùng để chỉ việc tặng và nhận tiền mừng trong các túi có màu đỏ hoặc vàng kín đáo. như là một cách chúc mừng và mang lại may mắn cho năm mới
Nguồn gốc của phong bao lì xì? Vì sao lại có tục lệ lì xì đầu năm?
Truyền thống sử dụng phong bao lì xì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gọi là “hóngbāo” (红包) hay Hồng bao. Màu sắc chủ đạo của phong bao thường là đỏ hoặc vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Ở một số nói, phong bao được thiết kế và in hình thù cá chép, hồ lô hay hoa sen – những biểu tượng mang lại sự may mắn và hạnh phúc
Truyền thống này đã lan rộng ra nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều nơi khác. Mỗi quốc gia có thể có những biến thể riêng về cách sử dụng và ý nghĩa của phong bao. Nguồn gốc của phong bao lì xì còn liên quan đến nhiều câu chuyện tâm linh trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Nổi bật nhất phải kể đến câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ
Nguồn gốc bao lì xì gắn liền với câu chuyện quỷ xoa đầu trẻ
Tương truyền tại Đông Hải có nhiều yêu quái gây hại cho dân. Chúng luôn bị các thần tiên hạ giới giam giữ. Khi đêm giao thừa đến các thần tiên và thần linh của hạ giới về trời để báo cáo về công việc của họ trong năm qua. Lúc này, lũ yêu quái, những linh hồn xấu xa, sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của các vị thần tiên. Nhất là đối với trẻ con, chúng trở nên đặc biệt yếu đuối trước ác quỷ. Yêu quái xoa đầu trẻ con đang ngủ, khiến chúng giật mình, bật khóc trong cơn ác mộng.
Hậu quả của sự quấy rối này không chỉ là những đêm thức trắng của trẻ con mà còn là những ngày sốt cao, đau đầu, làm cho cha mẹ trở nên lo sợ và thức trắng canh chừng cho sự an toàn của đứa con thơ. Một lần, 8 vị tiên đi ngang qua và bắt gặp cảnh quấy phá của quỷ dữ. Họ quyết định giúp đỡ, biến chính mình thành những đồng tiền lấp lánh nằm bên cạnh giường trẻ và bảo cha mẹ chúng gói vào một tấm vải đỏ. Khi yêu quái đến, những đồng xu này bất ngờ lóe lên, toả sáng một ánh sáng pháp khí khiến cho yêu quái sợ hãi bỏ chạy, quay về nơi chúng thuộc về.
Từ đó, mỗi khi Tết đến, mọi người thường bỏ tiền vào những chiếc phong bao đỏ, như một mong muốn mang lại sức khỏe và may mắn cho con cháu trong năm mới. Phong tục lì xì cùng phong bao đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu của truyền thống Tết nguyên đán, là điểm nhấn tươi sáng của mỗi dịp xuân về.
Ý nghĩa của lì xì đầu năm?
Lì xì trong Tiếng Trung cũng được phiên âm của từ “lợi thị” nghĩa là được lợi, được may mắn, được lộc. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại may mắn, điều lành, điều phúc cho trẻ em vào đầu năm
Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết không chỉ nằm ở giá trị số tiền bên trong mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Với mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới. Các bé nhỏ sẽ mau ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Với người lớn tuổi sẽ là lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc cùng con cháu
Phong tục lì xì manng nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa truyền thống của người Việt từ xưa đến nay.
Đặc biệt phong bì lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, có sự kín đáo để không so bì hơn thua về số tiền bên trong. Màu đỏ hay vàng cũng tượng trưng cho sự như ý, thịnh vượng, bình an cho người nhận và cả người gửi. Hiện nay phong bì cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, thời thượng và hiện đại hơn. Một số gia đình cũng sử dụng hình thức chuyển khoản tiện lợi hơn so với sử dụng hồng bao như trước đây. Tuy vậy, dù ở hình thức nào thì việc lì xì cũng mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt và thể hiện tấm lòng của người tặng
Phong tục lì xì ngày tết của người Việt
Theo phong tục của người Việt, ngày mùng một các gia đình sẽ tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương dâng lên tổ tiên và vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới. Cũng là dịp để con cháu trong nhà chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng và nhận tiền mừng tuổi từ người lớn tuổi. Với mong ước ăn mau chóng lớn, học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ. Rồi tới lượt con cháu sẽ mừng tuổi lại ông bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Mừng tuổi và được người lớn lì xì là nét văn hóa không thể thay thế trong phong tục lì xì Việt Nam
Việc lì xì không chỉ giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình được. Ngoài ra, tục lì xì cũng không giới hạn chỉ người lớn lì xì cho trẻ con mà người đã đi làm, có thu nhập có thể mừng tuổi lại những bậc cha mẹ, ông bà mình. Hơn nữa, tục lì xì cũng được mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm chúc Tết có thể lì xì lẫn nhau
Các lưu ý cần tránh khi trao nhận lì xì Tết để gặp nhiều may mắn
Kiêng kỵ số 4
Số 4 trong tiếng Trung có phát âm giống với từ “tử,” có nghĩa là chết. Do đó, nhiều người Á Đông coi số 4 là số không may mắn và tránh sử dụng nó trong các phong bao lì xì hay bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến may mắn.
Không sử dụng tiền cũ để lì xì
Mọi người thường quan niệm bỏ lại năm cũ và tiếp nhận những điều mới khi Tết đến. Bên cạnh đó, tiền cũ khi đặt trong bao mừng tuổi sẽ mang lại những khí âm, không tốt cho đầu năm. Vì vậy mà dịp cuối năm mọi người thường đi đổi tiền mới để dùng lì xì
Không lì xì tiền số lẻ
Mặc dù số lẻ thường được coi là may mắn, nhưng trong trường hợp lì xì Tết, việc sử dụng tiền số chẵn thường được ưa chuộng hơn, vì nó được xem là mang lại sự ổn định và tròn trịa.
Không mở ngay bao lì xì trước mặt người trao
Không mở ngay bao lì xì trước mặt người trao là cách thể hiện sự tôn trọng và tế nhị. Điều này cho thấy sự biết ơn và trân trọng đối với món quà được trao. Ngoài ra, việc mở ngay lì xì trước mặt người trao có thể tạo ra áp lực và không thoải mái cho cả hai bên. Bằng cách giữ bao lì xì nguyên vẹn, người nhận có thể tạo nên không khí vui vẻ và hạnh phúc.
Không mở bao lì xì trước mặt người tặng thể hiện sự tôn trọng và tế nhị