Mùa nước nổi là một trong những thời điểm tuyệt vời để khám phá miền Tây Nam Bộ nước ta. Du khách có thể tận mắt ngắm nhìn những cánh đồng rộng lớn mênh mông biển nước, trải nghiệm cuộc sống mưu sinh của người dân và thưởng thức các đặc sản miền Tây mùa nước nổi. Trong bài viết dưới đây, Saigon Star Travel sẽ chia sẻ thông về một số đặc sản mùa nước nổi để bạn tham khảo.
1. Cá Linh
Nhắc đến đặc sản miền Tây mùa nước nổi thì không thể không nhắc đến cá linh. Đây là loài cá ở vùng thượng nguồn sông Mekong, theo dòng phù sa sa đến miền Tây mỗi khi nước lên. Cá linh có phần xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy, thịt thơm và dai. Cá linh có thể chế biến thành món cá linh kho, cá linh chiên giòn, lẩu cá linh bông điên điển.
Cá Linh (Ảnh: Internet)
Đối với món cá linh kho đầu mùa, người ta sẽ dùng để kho với nước cốt dừa, mía hoặc tiêu. Cá linh kho lâu sẽ chắc thịt, xương mềm béo, dùng chung với cơm nóng. Những con cá linh nhỏ hơn thì sẽ được nấu chung với bông súng, bông điên điển để tạo thành bát canh chua nóng hổi, thơm ngon. Vào những buổi chiều mưa hoặc sau các trận mưa rào, người dân thường ngồi quây quần quanh nồi lẩu cá linh bông điên điển. Cá linh nhỏ, cho vào chà nhẹ cho hết vảy, bày lên đĩa dùng chung với nước lẩu mắm cá linh và các loại rau ăn kèm.
Cá Linh được chế biến thành nhiều món vào mùa nước nổi (Ảnh: Internet)
2. Bông điên điển
Nhắc đến hình ảnh đặc sản miền Tây mùa nước nổi thì nhiều người sẽ nhớ ngay tới sắc vàng của những hàng cây bông điên điển dọc các con kênh, rạch miền Tây. Mùa nước nổi là mùa bông điên điển nở rộ tạo nên khung cảnh nên thơ trữ tình. Bông điên điển còn được dùng để chế biến những món ăn vô cùng độc đáo. Bông điên điển chỉ cần rửa sạch, để ráo nước là có thể ăn sống với vị đắng nhẹ và hậu ngọt.
Bông điên điển (Ảnh: Internet)
Mùa nước nổi là mùa cá tôm từ vùng thượng lưu đổ về miền Tây sông nước, những loại hải sản này đều có thể kết hợp với bông điên điển để tạo thành món ăn vô cùng đặc sắc. Bạn có thể ăn món điên điển xào tỏi, điên điển xào tép, canh chua bông điên điển, gỏi điên điển tép sông, bánh xèo bông điên điển… Bông điên điển ăn giòn, có mùi thơm đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
Bánh xèo bông điên điển là món ăn điển hình khi vào mùa nước nổi (Ảnh: Internet)
3. Bông súng mắm kho
Đối với người dân khu vực phía Bắc thì bông súng là một loài hoa trang trí đẹp mắt nhưng người miền Tây lại khéo léo sử dụng bông sung như một món ăn hàng ngày. Mùa nước nổi, bông súng nở rực rỡ lung linh sắc màu vô cùng đẹp mắt. Bông súng có phần bên trong giòn xốp và vị ngọt thanh nhẹ. Bông súng hái về sẽ được tước bỏ phần xơ, sau đó ngâm vào nước muối cho hết nhựa và không bị thâm rồi mang đi chế biến món ăn.
Bông súng (Ảnh: Internet)
Người miền Tây đã sử dụng bông súng để ăn kèm món mắm kho, lẩu cá linh, gỏi cá. Bông súng được nhúng vào lẩu mắm cá linh, ăn trực tiếp để giữ được vị ngọt thơm. Ngoài ra, bông súng còn được cho thêm vào nồi mắm kho để làm tăng thêm hương vị hấp dẫn. Món mắm kho sẽ thơm ngon hơn với vị béo của thịt, vị ngọt của cá và vị thơm bùi của bông súng.
4. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là món ăn đặc sản mùa nước nổi mộc mạc dân dã mà vô cùng thơm ngon. Cá lóc mùa nước lên có thịt chắc, dai, ngọt thơm hơn những thời điểm khác trong năm. Cá lóc sau khi bắt về sẽ được làm sạch vảy, chà xát muối để khử mùi tanh rồi đem nướng. Người ta sẽ xiên cá vào que tre nhọn, sau đó cắm xuống đất, phù rơm lên để nướng. Đến khi rơm tàn hết cũng là lúc cá lóc chín.
Cá lóc nướng trui miền Tây (Ảnh: Internet)
Cá chín sẽ bị đen lớp da bên ngoài nên người ta sẽ cạo bỏ đi và lấy phần thịt ngọt ở bên trong. Thịt cá được ăn kèm với rau, khế chua, chuối chát và chấm muối ớt. Món cá lóc nướng trui là sự kết hợp của tất các các nguyên liệu gần gũi, thân thuộc, cách làm nguyên bản nhất để giữ được vị thơm ngọt tự nhiên. Gói miếng cá, thêm chút khế chua, chuối chát vào bánh tráng rồi chấm muối ớt đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị đậm đà của món ăn.
Món cá lóc nướng trui là sự kết hợp của tất các các nguyên liệu gần gũi (Ảnh: Internet)
5. Lươn
Cùng với những sản vật tự nhiên mùa nước nổi như cá linh, bông điên điển, bông súng… thì lươn cũng làm một đặc sản miền Tây mùa nước nổi. Lươn có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ.
Mùa nước lên, người dân sẽ bắt lươn bằng các cách khác nhau như đánh trúm, soi đèn, câu lươn… Lượn thu về sẽ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như lươn xào sử ớt, lươn nướng, lươn om cốt dừa, cháo lươn, canh chua… Lươn là loài động vật da trơn, có nhiều nhớt bên người nên người chế biến cần khéo léo loại bỏ hết phần nhớt, khử mùi tanh để món ăn hấp dẫn hơn.
Vào mùa nước nổi thì Lươn được chế biến thành nhiều món ngon (Ảnh: Internet)
Trên đây là top 5 đặc sản miền Tây mùa nước nổi mà Saigon Star Travel muốn giới thiệu với bạn. Nếu muốn thưởng thức những món ăn này, bạn có thể liên hệ với Saigon Star để được tư vấn những tour miền Tây hấp dẫn với mức giá phải chăng.
»»» Tham khảo thêm nhiều lịch trình Du lịch Miền Tây Giá Tốt tại Saigon Star:
- Tour Miền Tây 2 Ngày 1 Đêm | Bao Trọn Gói
- Tour Miền Tây 3 Ngày 2 Đêm | Vi vu miệt vườn
- Tour Miền Tây 4 Ngày 3 Đêm | Khám phá miền sông nước
- Tour Miền Tây 5 Ngày 4 Đêm | Bao trọn gói
Ngoài ra, vẫn còn có thêm nhiều chương trình hấp dẫn khác: