Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có chùa Tây Phương. Ngôi chùa này được đánh giá rất cao bởi lối kiến trúc độc đáo, các bộ tượng phật cổ xưa. Du khách đến nơi đây không chỉ để vãn cảnh chùa mà còn là để cầu bình an, may mắn cho gia đình. Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Sai Gon Star Travel để tìm hiểu về những lưu ý khi đến ngôi chùa này nhé!
Vài nét về chùa Tây Phương
Tây phương nổi tiếng là ngôi chùa có lịch sử tồn tại cổ nhất nước ta. Nhiều người thường thắc mắc chùa Tây Phương ở đâu. Ngôi chùa này thuộc địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đường đi chùa Tây Phương không quá khó để đi. Du khách chỉ cần chạy xe men theo đường cao tốc Láng Hạ đến xã thạch khoảng 40km là đến được chùa.
Chùa tọa lạc ở vị trí địa lý rất đẹp, được bao quanh chùa là các dãy núi Lý Ngư, núi Con Voi. Phía tây nhìn ra dòng sông Tích nước chảy êm đềm. Đứng từ chùa nhìn sang hướng Đông bạn sẽ nhìn thấy gò Kim Quy và Rồng Sông. Mỗi năm tại đây, có hàng trăm ngàn khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh nhất là vào các dịp lễ lớn trong năm.
Cổng vào chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương là một quần thể kiến trúc bao gồm các ban Tam quan hạ, Miếu Sơn Thần, Trung đường. Ngoài ra còn có Tam quan thượng, Trung đường, Nhà Mẫu, Nhà Tổ và nơi dành cho khách ở. Đặc biệt trong ngôi chùa này có các bộ tượng Phật nổi tiếng của thế kỷ XVIII và XIX. Năm 2014, Tây Phương được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia bởi giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc biệt mà nó có.
Chùa Tây Phương
Lễ hội chùa Tây Phương
Cứ vào ngày 6 tháng 3 âm lịch hằng năm là thời điểm bắt đầu dịp lễ hội chùa Tây Phương. Đến với lễ chùa bạn sẽ thấy các bà cụ già nhuộm răng đen, áo gấm nhai trầu bên gốc cây. Điều đặc biệt trước ngày lễ trời thường đổ cơn mưa, theo quan niệm của người dân đây là điềm lành. Người dân ai cũng háo hức đến ngày này để tổ chức lễ hội rước kiệu, múa lân linh đình.
Lễ hội sẽ được diễn ra trong nhiều ngày với các nghi lễ như lễ cúng Phật, chạy đàn, mộc dục hay kế hạnh. Đồng thời các hoạt động sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc cũng được tổ chức như kéo co, rối nước, đánh cờ. Lễ hội chùa được tổ chức trên diện rộng thu hút đông đảo khách thập phương đến tham dự. Nếu có dịp, bạn hãy đi du lịch chùa Tây Phương để có thể chiêm ngưỡng nhiều nét đặc sắc văn hóa nơi đây.
Lễ hội chùa Tây Phương
Những điều cần lưu ý khi đến chùa Tây Phương
Chùa là nơi thờ cúng linh thiêng các vị Phật, do đó khi bạn đến đây cần lưu ý một số điều sau:
Lễ vật đi chùa
Tư tưởng đạo Phật là nhân từ, chúng sinh bình đẳng. Vì thế khi sửa soạn lễ vật hãy tránh mang các đồ mặn như thịt lợn, giò, chả. Hãy chuẩn bị trước các đồ chay như oẳn, xôi, chè, hương hoa tươi để dâng lễ. Nếu có đặt mâm mặn chỉ nên để ở các khu vực thờ các vị thánh hay nhà Mẫu. Hoa dâng lên lễ Phật phải là các loài hoa tinh khiết như sen, huệ, mẫu đơn..
Dâng lễ vật đi chùa Tây Phương
Lời nói, hành động, cử chỉ khi vào chùa
Khi bạn đến chùa gặp các nhà sư hãy xưng hô bằng bạch Thầy hoặc a di đà phật. Đây là cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng và tưởng nhớ đến Thích Ca Mâu Ni Phật. Nếu muốn thưa gửi hay hỏi chuyện nhà sư thì phải chắp 2 tay thành hình búp sen trước ngực. Lời ăn tiếng nói trong chùa phải lịch sự, không nói tục chửi bậy.
Nguyên tắc ra vào chùa
Rất nhiều phật tử khi đến Tây Phương thường vi phạm nguyên tắc ra vào chùa. Ở các ngôi chùa đều có 3 cổng: 1 cổng chính và 2 cổng phụ (trái, phải). Nếu vào lễ, bạn nên đi theo các cổng phụ, không nên đi cửa chính. Đồng thời tuyệt đối không được dẫm hoặc để giày dép lên bậc thềm. Điều này thể hiện sự bất kính, không tôn trọng nơi linh thiêng của cửa chùa.
Bài viết trên đây của Sai Gon Star Travel đã chia sẻ đến bạn đọc những điều cần lưu ý khi đến chùa Tây Phương. Đây là ngôi chùa không những mang nét đẹp nghệ thuật mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn sẽ đến thăm chùa vào một ngày không xa.