Về với vùng đất sông nước du khách sẽ được trải nghiệm đi chợ nổi miền Tây. Không chỉ để xem, để ngắm mà bạn còn cảm nhận được không gian sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa trên sông rất đỗi bình yên. Để hiểu hơn Saigon star travel mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chợ nổi ở đâu?
Chợ nổi là một loại hình chợ mang nét văn hóa sinh hoạt của người miền Tây. Chợ nổi là nơi sinh hoạt mua bán cũng giống như chợ trên đất liền. Điểm đặc biệt của loại hình này là người mua dùng ghe, thuyền hoặc xuồng làm phương tiện giao thông chính để di chuyển. Miền Tây được biết đến là nơi có nhiều kênh nên hầu như vùng đất nào cũng có chợ nổi.
Các chợ nổi miền Tây
Một số chợ nổi được được nhiều người biết đến khi đi du lịch miền Tây như:
Chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy còn được gọi là chợ nổi Phụng Hiệp. Đây là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, chợ được hình thành từ năm 1915. Nơi đây luôn diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân ở miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Điểm đặc biệt của chợ là trên sông thì người người buôn bán, mua hàng tấp nập còn 2 bên phía bờ thì là những làng nghề thủ công truyền thống.
Họp chợ phiên trên chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Nét đặc trưng nhất của chợ này là nằm ở giao điểm của năm con sông đi năm hướng: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạch Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Chợ nổi này được biết đến về sự lâu đời và luôn nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng
Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè nằm ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, tại cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn. Chợ là nơi tập trung rất nhiều người dân mua bán trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, đây cũng là trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền. Đặc biệt chợ nổi nổi tiếng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.
Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang
Chợ nổi Long Xuyên An Giang
Chợ nổi ở Long Xuyên tọa lạc phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nơi đây tập trung hàng trăm ghe xuồng neo đậu, người dân sinh hoạt và buôn bán quanh năm suốt tháng. Hàng hóa được bán ở chợ chủ yếu là các loại hoa màu như: rau, dưa, cà, cải, bí, khoai… và những món ăn vặt nổi tiếng như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…
Chợ nổi Long Xuyên An Giang
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Đến với tour du lịch miền Tây, bạn đừng bỏ qua khu chợ nổi sầm uất và nổi tiếng ở Cần Thơ- chợ nổi Cái Răng.Tại đây, chợ chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống ở trên sông và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Văn hóa sông nước chợ nổi miền Tây
Phiên chợ nổi họp cả ngày nhưng đông nhất vào buổi sáng, khi mặt trời chưa nhú và sương còn phủ khắp mặt sông. Trên những nhánh sông tiếng máy nổ, tiếng chèo khua đã vang động. Hình ảnh hiện lên như một bức tranh sinh hoạt của làng quê đầy yên bình. Dù mới rạng sáng nhưng chợ nổi đã đông người, kẻ bán, người mua hay những du khách muốn tham quan cũng phải dậy thật sớm để đi chơi chợ.
Du lịch chợ nổi vào sáng tinh mơ cũng là lúc du khách được chiêm ngưỡng hình ảnh mua bán tấp nập trên xuồng nhỏ. Còn phiên chợ muộn chỉ còn những thuyền lớn của các thương lái ở lại để chuẩn bị cho ngày mai. Bạn có thể chọn mua bất cứ thứ gì từ lớn đến nhỏ. Bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn dân giã mang đậm chất Nam Bộ như bánh nếp lá dừa, bánh cam…
Ảnh: @timgerardbarker
Ở đây mọi người có thể tìm mua từ các hải sản đến vải vóc, giày dép…Người bán thường treo các tấm bảng, sản phẩm cần bán trên một cây sào để người mua dễ dàng lựa chọn. Cách mua bán ở chợ nổi muôn hình vạn trạng và rất thú vị với người đến tham quan du lịch miền sông nước này.
@jackson_pham_
Nếu đã một lần đến vùng đất sông nước chắc chắn bạn sẽ không thể quên không khí tấp nập, rộn ràng của chợ nổi miền Tây. Hy vọng với bài viết này Saigon star travel đã cung cấp những thông tin thú vị để bạn có thể chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp tới của mình.