Du lịch Phan Thiết luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách, đặc biệt là vào thời tiết oi nóng của mùa hè. Nơi đây ngoài biển còn có rất nhiều địa điểm thu hút, bạn đã biết hết chưa? Một trong số đó là Chùa Hang Bình Thuận – một ngôi chùa với nhiều biến cố lịch sử và được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về địa điểm du lịch Phan Thiết này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Chùa Hang Bình Thuận ở đâu?
Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch. Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 95km và cách thị trấn Liên Hương 10km từ quốc lộ 1A.
Bản đồ đường đi đến chùa Hang Bình Thuận
Nằm tách biệt trên một ngọn đồi cao cách xa khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống bên ngoài, không khí trầm lắng, thanh tịnh khác hẳn với những ngôi chùa ở Sài Gòn quanh năm ồn ào náo nhiệt. Có lẽ vì thế mà dù có rất nhiều người tới đây lễ Phật mỗi ngày nhưng dường như ai cũng cố gắng để giữ cái không khí yên ắng nơi cửa Phật bình yên này.
Chùa Hang Binh Thuận
Thuyết minh về Chùa Hang Bình Thuận
Chùa là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835. Chùa qua nhiều đời được sửa sang và trùng tu, ngày nay nó đã trở nên rộng lớn hơn và khang trang hơn nên được đổi thành chùa Cổ Thạch.
Ngôi chùa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm
Chùa Cổ Thạch nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, gối đầu trên vùng đồi núi với hàng ngàn phiến đá và hang động muôn màu đa dạng vô cùng huyền bí. Nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng, khí hậu mát mẻ trong lành được chắt lọc bởi những luồng gió biển mặn mà, mát lạnh. Tất cả tạo nên một thiên cảnh trầm lặng lý tưởng cho việc tu hành của các nhà sư và trở thành điểm du lịch thú vị cho người phàm trần. Ngược dòng thời gian trở về những năm 1835 – 1836, lúc ấy có vị Thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh lấy việc đạo hạnh, tu tịnh để cứu vớt người đời khỏi bể trầm luân trong lúc xã hội phong kiến Triều Nguyễn nhiễu loạn quá nhiều mâu thuẫn. Ông đã chọn địa điểm khai lập nên Chùa Cổ Thạch và trụ trì nơi đây 5 năm.
Sau đó, vị Thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông coi, ông tiếp tục độc hành vào phía Nam của tổ quốc và dừng chân ở miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Để tưởng nhớ công lao của vị Thiền sư Bảo Tạng có công khai sơn lập nên Cổ Thạch Tự, nhà chùa lấy ngày 25.05 làm ngày giỗ Tổ hàng năm. Gần 170 năm đã trôi qua, Cổ Thạch Tự từ một thảo am nhỏ đã được tôn tạo theo thời gian và mở rộng thêm một số công trình phụ cảnh để phục vụ cư dân bản địa và khách du lịch. Vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có của chùa từ lâu đã trở nên nổi tiếng được nhiều người khắp nơi biết đến, khách du lịch thường xuyên hành hương về chùa viếng Phật và tham quan.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của con người, nơi đây có nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 19 Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch.
Hang thờ Tổ khai sơn Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và nhiều bài vị của những người có công lao xây dựng chùa. Hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề là một hang động bên trong có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau…
Cạnh chùa là bãi đá Cà Dược nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển. Tại đây có bãi biển cho du khách tắm còn khá hoang sơ. Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hoà Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây hàng năm để chiêm bài, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây.
Chùa Cổ Thạch Phan Thiết nằm xen lẫn với núi đá, view biển tuyệt đẹp.
Kiến trúc Chùa Cổ Thạch
Chùa có hơn 100 năm tuổi, toàn bộ ngôi chùa có diện tích khoảng 1200m2, bao gồm: Khu chánh điện, khu tam quan ngoại và các công trình phụ cảnh khác.
Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Chính điện chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên, có khi nằm lọt thỏm giữa những tảng đá to. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối khá ấn tượng và bảo quản tốt.
Lối vào chùa qua cổng Tam quan quay về phía Tây Nam là con đường có 36 bậc thang được gắn kết với nhau bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn hai bên được đúc bằng xi-măng như chào đón những ai có duyên đến viếng chùa. Bên phải chiếc cầu gần cổng Tam quan là bức tượng hình Hổ ngồi và bên trái là tượng Voi nằm được tạc tạo tinh vi.
Ngôi chùa có tuổi đời lên đến hàng trăm năm
Ba phiến đá tự nhiên nổi lên cao xếp thành hàng ngang ở phía trước khu Chính điện làm nổi bật con cá Kình bằng đá tự nhiên (theo Kinh của Phật gọi là con “ma kiệt”, một loài thủy quái được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ở biển khơi). Nếu chui vào từng hang đá trong khu Chính điện, du khách mới thấy hết sự trang nghiêm của Phật đường. Mỗi hang động là mỗi vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với kiến trúc cổ trở nên huyền bí một cách lạ lùng.
- Tham khảo thêm: Tour Du Lịch Phan Thiết giá rẻ
Chùa Hang Bình Thuận ngoài cảnh đẹp còn là địa danh gắn liền với hai cuộc kháng chiến vừa qua của dân tộc. Nhà chùa đã đóng góp nhiều công của cho cách mạng đến ngày thắng lợi. Hiện nay, Cổ Thạch Tự là một điểm du lịch chính ở Bình Thuận. Hàng chục vạn người từ khắp nơi đến đây mỗi năm để chiêm bái, lễ phật, tắm biển và thưởng thức đặc sản biển. Hy vọng bài viết review du lịch Phan Thiết này sẽ giúp bạn có thật nhiều trải nghiệm và khám phá trong chuyến đi của mình.