Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi lưu giữ những tư liệu quý giá, nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc anh em trải dài khắp cả nước. Đây là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu bạn đã đến Hà Nội thì không thể bỏ qua địa điểm hấp dẫn này nhé!
Giới thiệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc được xây dựng từ năm 1981 ở Hà Nội với diện tích trên 3,27 héc ta. Đây là công trình do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế toàn bộ cảnh quan và nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất.
Bảo tàng là một bức tranh thu nhỏ về lịch sử, văn hóa của đồng bào 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nơi đây lưu giữ những hiện vật văn hóa vô cùng đặc sắc như: y phục, trang sức, vũ khí ,nhạc cũ, tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động tinh thần của các dân tộc. Khi ghé thăm bảo tàng bạn sẽ được khám phá toàn bộ những nét văn hóa này và tham gia một số hoạt động vui chơi của các dân tộc như đánh đu, giã gạo…
Bảo tàng là một bức tranh thu nhỏ về lịch sử, văn hóa của đồng bào
54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Xem gì ở bảo tàng Dân tộc học Việt Nam?
Bảo tàng Dân tộc học là quần thể kiến trúc trong nhà và ngoài trời với tất cả các hiện vật văn hóa. Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để xây dựng lộ trình tham quan hợp lý nhất nha.
– Tòa nhà Trống Đồng: Tòa nhà có 2 tầng với 2 không gian trưng bày riêng biệt. Tầng 1 là khu trưng bày, giới thiệu bản sắc 54 dân tộc anh em. Nơi đây có 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh tư liệu miêu tả về đời sống sinh hoạt, tâm linh của các dân tộc. Tất cả các tư liệu chủ yếu được dịch thành 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh, tiếng Pháp để phục vụ du khách trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu. Tầng 2 là khu trưng bày theo chủ đề và luôn thay đổi theo hoạt động của bảo tàng.
Tòa nhà Trống Đồng – Tái hiện hoạt động văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc
– Khu trưng bày ngoài trời: Rời khỏi tòa nhà trống đồng bạn sẽ bắt gặp những khoảng sân rộng lớn với cỏ cây xanh mướt. Nơi đây là khu trưng bày những kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số như nhà sàn của người Tày, nhà trệt của người H’mong, nhà Rông Tây Nguyên, nhà mồ..
Nơi trưng bày những kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số
– Khu trưng bày Đông Nam Á: Ngoài trưng bày hiện vật về 54 dân tộc Việt Nam, bảo tàng còn lưu giữ tư liệu về các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Nhìn xa, du khách có thể thẩy khu trưng bày xây mô phỏng theo hình cánh diều, tượng trưng cho ước mơ, hoài bão và sự tự do.Ở đây thường trưng bày về văn hóa Đông Nam Á và một số hoạt động giáo dục tạo sự kết nối giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Khu trưng bày Đông Nam Á – nơi lưu giữ tư liệu về các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á
Giá vé bảo tàng Dân tộc học Hà Nội
Giá vé tham quan: 40.000 đồng/người/lượt
Các đối tượng ưu tiên:
Sinh viên: 20.000 đồng/người/lượt;
Học sinh: 10.000 đồng/người/lượt;
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng…): 50%
Người dân tộc thiểu số: 50%
Miễn vé: trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đặc biệt, thẻ ICOM, thẻ người bạn Bảo tàng của BTDTHVN, thẻ nhà báo, nhà tài trợ.
Ngoài ra còn một số vé thu riêng khi tham gia hoạt động khác như:
Vé rối nước: người lớn 90.000 đồng/vé, trẻ em 70.000 đồng/vé
Phí thuyết minh: tiếng Việt 100.000 đồng; tiếng Anh/Pháp: 100.000 đồng
Bảo tàng Dân tộc học ở đâu?
Bảo tàng Dân tộc học nằm ở khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là nơi giao thông thuận lợi, dễ dàng di chuyển đối với mọi phương tiện giao thông.
Địa chỉ Bảo tàng Dân tộc học:
Địa chỉ: Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000
Thời gian hoạt động: 8h30 – 17h30
Điện thoại: 024 3756 2193
http://www.vme.org.vn/
Du khách tới Bảo tàng Dân tộc học không chỉ được tham quan mà còn tham gia nhiều hoạt động, chương trình văn hóa, lễ hội dân gian vô cùng đặc sắc. Nếu lựa chọn Hà Nội để tới tham quan, bạn nhất định không nên bỏ lỡ địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn này nha.