Đà Nẵng – thành phố trẻ bên bờ biển Đông đâu chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhịp sống đông vui tấp nập mà còn để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng du khách với những nét văn hóa đặc sắc, không thể lẫn vào đâu được.
Bạn đã biết gì về văn hóa ở Đà Nẵng chưa? Nếu bạn đang tìm hiểu về thành phố biển này để chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp đến thì hãy cùng Saigon Star Travel tìm hiểu 7 nét đặc trưng thú vị trong văn hóa Đà Nẵng ở bài viết dưới đây ngay thôi nào!
Những công trình văn hóa mang đậm dấu ấn
Là nhượng địa của thực dân Pháp trong khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, bị kìm hãm với chính sách ngu dân nên Đà Nẵng không có những phát triển về văn hóa bao gồm bảo tàng, nhà hát, báo đài,… đa dạng phong phú như các vùng đất khác.
Ở Đà Nẵng hiện nay, bạn chỉ có thể cảm nhận được dấu ấn văn hóa đặc sắc nhất là ở công trình Bảo tàng điêu khắc Chăm do người Pháp xây dựng vào năm 1930. Bảo tàng nằm trong Khu di tích Đền Mỹ Sơn, một di sản thế giới UNESCO, và thuộc vào nhóm các công trình điêu khắc Chăm quan trọng nhất trên thế giới. Nơi đây, mang đến cho du khách một cái nhìn sâu sắc về nền văn hóa Chăm và tầm quan trọng của người Chăm trong lịch sử miền Trung Việt Nam.
Đà Nẵng cũng có nhiều công trình văn hóa nổi tiếng khác mang đậm dấu ấn và góp phần vào sự phát triển và vẻ đẹp của thành phố. Dưới đây là một số công trình nổi bật:
-
Cầu Rồng: Đây là biểu tượng của Đà Nẵng, với hình dạng con rồng ở phía bên cạnh cầu. Cầu Rồng được chiếu sáng bằng đèn LED vào ban đêm và thường có màn phun nước hoặc phun lửa vào cuối tuần. Nó tượng trưng cho sức mạnh và may mắn trong văn hóa dân gian.
Cầu Rồng – biểu tượng công trình văn hoá Đà Nẵng
-
Cầu Sông Hàn: Đây là cây cầu xoay đầu tiên ở Việt Nam mang ý nghĩa kỷ niệm sự thống nhất đất nước và có vai trò quan trọng trong giao thông và kết nối giữa hai bên sông Hàn. Cầu Sông Hàn được thiết kế độc đáo với khả năng xoay để mở đường cho tàu lớn đi qua.
Cầu Sông Hàn Đà Nẵng
-
Bà Nà Hills: là một khu du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, với một loạt các công trình kiến trúc ấn tượng. Điểm nổi bật là Cầu Vàng (Golden Bridge) – một cây cầu đi bộ nổi tiếng với hai tay khổng lồ nắm giữ. Bên cạnh đó, còn có chùa Linh Ứng, tòa tháp Debay, khu du lịch Pháp, công viên văn hóa Fantasy Park và nhiều công trình khác.
Bà Nà Hills với nhiều công trình ấn tượng đã trở thành địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến với Đà Nẵng hơn
»»» Để đến tham quan công trình này, bạn đăng ký ngay lịch trình Tour Đà Nẵng 3 Ngày 2 Đêm – Bao vé Bà Nà đầy hấp dẫn này nhé
-
Bán đảo Sơn Trà: Bán đảo Sơn Trà là một điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nhiều công trình độc đáo. Các điểm đáng chú ý bao gồm Chùa Linh Ứng với tượng Phật Quan Thế Âm, nhà bảo tồn Linh Ung, đài quan sát Vọng Nguyệt, và cầu cạn Rùa.
Ngoài các công trình văn hóa Đà Nẵng nổi tiếng, nơi đây còn có những công trình giao thông quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và giao thông, mà còn phản ánh sự phát triển của Đà Nẵng và mang đậm văn hóa địa phương trong việc kết nối và phục vụ cộng đồng.
-
Ga đường sắt Đà Nẵng: Ga đường sắt Đà Nẵng có lịch sử lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của khu vực. Nó là điểm giao thoa của nhiều tuyến đường sắt quan trọng và là cửa ngõ để khám phá Đà Nẵng và vùng lân cận.
Ga Đà Nẵng
-
Ga hàng không Quốc tế Đà Nẵng: Đây là một trong những ga hàng không quan trọng nhất ở Việt Nam và là cửa ngõ chính để du khách nhập cảnh vào Đà Nẵng. Ga hàng không Đà Nẵng là điểm kết nối quốc tế và quốc nội, đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch quan trọng và thu hút lượng lớn du khách mỗi năm.
Ga hàng không quốc tế vô cùng hiện đại, lớn thứ ba của Việt Nam
-
Bến cảng Đà Nẵng: Bến cảng Đà Nẵng là một trong những bến cảng quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam. Nó đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và du khách, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng và khu vực lân cận.
Mặc dù không có nhiều nhưng việc tham quan khám phá những công trình này cũng là cách để bạn tìm hiểu văn hóa ở Đà Nẵng qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Con người hiền hòa chân thật
Người Đà Nẵng gốc phần đông xuất phát từ giai cấp lao động, quanh năm bám biển nên luôn bình dị, chân phương và thật thà. Sự hiền hòa và chân thật của người Đà Nẵng đã tạo nên một môi trường thân thiện và hòa đồng cho du khách.
Người dân Đà Nẵng luôn hiền hoà và chân chất
Du khách đến đây thường cảm thấy thoải mái và dễ dàng giao tiếp với người dân địa phương và trải nghiệm sự hiếu khách và sự giúp đỡ của họ. Nếu bạn ra đường lơ ngơ bị lạc, chỉ cần tạt vào hỏi một người dân Đà Nẵng là sẽ nhận được chỉ dẫn “đi đến nơi về đến chốn” ngay. Kèm với đó là nụ cười thân thiện và không quên dặn dò thêm vài vấn đề nhỏ nhặt khác nữa. Họ không khéo léo và tinh tế để làm hài lòng người khác, luôn giản dị từ trong trang phục đến cách nói chuyện và cư xử. Chính vì thế mà làm đối phương cảm thấy dễ gần và thân thiện, ai ghé đến rồi cũng sẽ cảm thấy ấm lòng, ai rời đi rồi cũng sẽ thấy nhớ nhung.
Nếp sống văn hóa của người Đà Nẵng là một điều đáng tự hào và tạo nên một trải nghiệm du lịch đáng nhớ cho du khách khi ghé thăm thành phố này.
»»» Bạn sắp có chuyến du lịch đến Đà Nẵng và muốn giao lưu người dân hiếu khách, tìm hiểu thêm về mảnh đất này, tham khảo qua bài viết Cẩm nang du lịch Đà Nẵng chi tiết từ a-z cho hành trình trải nghiệm trọn vẹn nhất
Ngôn ngữ đầy ấn tượng của người Đà Nẵng
Người Đà Nẵng sử dụng ngôn ngữ “đậm đặc” rất khó nghe và cũng rất khó hiểu, thường có sự nhấn mạnh và ngắn gọn trong từng từ và ngữ điệu nhanh nhẹn. Đây được xem là một trở ngại lớn khiến nhiều du khách không thể tiếp cận tìm hiểu hết những điểm đặc biệt thú vị trong văn hóa của con người vùng đất này.
Thêm nữa, cách nói chuyện của người Đà Nẵng còn dùng nhiều từ phương ngữ như chi, mô, răng, rứa, tề, nớ,… “rứa” thay cho “rồi” hoặc “đó” trong tiếng Việt thông thường. Họ cũng sử dụng các từ ngữ tình cảm và hài hước để diễn đạt ý kiến hoặc cảm xúc của mình. Nếu không tìm hiểu trước khi sẽ rất ngỡ ngàng, lúng túng.
Mặc dù vậy, ngôn ngữ của người Đà Nẵng thường mang lại cảm giác mềm mại, thân thiện và gần gũi. Họ có khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác thông qua cách giao tiếp tự nhiên và ấm áp. Học và nói theo ngôn ngữ Đà Nẵng cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng, mến yêu với con người thành phố biển này.
Ngôn từ có sự nhấn mạnh và ngắn gọn trong từng từ và ngữ điệu nhanh nhẹn
Nhịp sống Đà thành yên bình thân thuộc
Đà Nẵng đóng vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Ai nấy đều những tưởng nơi đây là một thành phố ồn ào, sôi động như nhịp sống ở các tỉnh thành lớn. Thế nhưng khi đến đây, du khách vô cùng ấn tượng với một Đà Nẵng vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và thoải mái đến lạ lùng. Đà Nẵng chẳng có tình trạng kẹt xe bóp còi inh ỏi khắp ngã tư đường mỗi sớm mai hay chiều về, chẳng có cảnh chen lấn xô đẩy và la hét xếp hàng mua sắm,… Thay vào đó, Đà Nẵng cứ chậm rãi, thanh bình như đúng tên gọi của nó – “thành phố đáng sống”.
Tuy không vội vã và gấp rút nhưng nhịp sống của người dân nơi đây cũng rất nhiệt huyết theo cách riêng của mình. Tạo nên một lối sống giản dị, chậm rãi và nhẹ nhàng khác xa với cái xa hoa tráng lệ của cảnh sắc và các công trình “khổng lồ” nơi đây mang lại
Nhịp sống luôn yên bình và đầy sức hút
Du lịch Đà Nẵng, bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống nơi đây khi thả mình trên bờ biển trải dài xanh ngắt một màu, tản bộ bên bờ sông Hàn thơ mộng hay tìm một góc cà phê ven đường ngắm dòng người qua lại,… Nhịp sống Đà Nẵng yên bình lắm! Đến một vài ngày rồi chẳng ai muốn quay lại với tất bật xô bồ nữa.
Văn hoá Đà Nẵng với lễ hội đặc trưng
Một trong những nét văn hoá đặc trưng không thể không kể đến là các lễ hội Đà Nẵng đặc sắc. Những lễ hội này không chỉ được giữ gìn và phát huy như một truyền thống dân tộc được truyền tải cho các thế hệ mai sau mà còn dần trở thành một di sản du lịch độc đáo. Thu hút lượng lớn du khách đến tìm hiểu và khám phá văn hoá lễ hội đặc trưng Đà Nẵng
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
Đây là lễ hội nổi tiếng, mang tầm cỡ quốc tế, thu hút đông đảo du khách ghé đến hàng năm. Các sự kiện đặc sắc được tổ chức trong lễ hội bắn pháo hoa như: trình diễn thuyền hoa, đua thuyền, thả hoa đăng,…Lễ hội này mang đến cho du khách nhiều dấu ấn khó phai, trải nghiệm một cách sống động và mới lạ trong chuyến ghé thăm thành phố Đà Nẵng xinh đẹp này
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng được tổ chức thường niên thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội đặc sắc được tổ chức ở Ngũ Hành Sơn. Lễ hội này có tầm quan trọng với văn hoá của Đà Nẵng, được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Lễ hội được tổ chức để cầu quốc thái dân an và ca ngợi tấm lòng từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng được rất đông du khách tham gia
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền mang nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Đà thành. Hoạt động này được tổ chức đều đặn hàng năm ở sông Hàn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tới tham gia và trải nghiệm. Lễ hội tổ chức để mong cầu một năm mới mưa thuận gió hoà, khai thông sông rạch
Thông qua lễ hội này, những nét văn hoá dân gian được tái hiện lại, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau vượt qua nhiều trở ngại. Đây được xem là nét văn hoá tinh thần gắn liền với tiềm thức và trở thành một phần không thể thiếu với con người Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền – Nét đẹp văn hoá của người dân Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư
Hay còn được gọi là lễ hội Cá Ông. Lễ hội cũng là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia có truyền thống lâu đời, được tổ chức nhằm bày tỏ lòng thành kính với các vị thần đã giúp ngư dân vượt qua sóng gió và mong cầu một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang. Lễ hội Cầu Ngư cũng là dịp để ngư dân động viên nhau giữ gìn truyền thống nghề và nét đẹp văn hoá, cùng chúc nhau một mùa đánh bắt mới đầy thành công
»»» Bạn yêu thích các lễ hội ở Đà Nẵng, tìm hiểu thêm qua bài viết Tổng hợp các lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng
Văn hoá tôn giáo điển hình
Trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng, những tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò thiết thực ảnh hưởng đến đời sống của họ tự bao đời nay. Với môi trường sống luôn đối mặt với sóng gió biển khơi vô cùng nguy hiểm mà biển cả luôn bao la rộng lớn, con người thì nhỏ bé mỏng manh. Nên họ luôn gửi gắm niềm tin vào sức mạnh và sự phù trợ của các vị thần, Phật ngự trị trên biển.
Tín ngưỡng thờ Cá Ông
Nổi bật nhất là văn hoá tín ngưỡng thờ cá Ông. Hình ảnh cá Ông độ mạng, giúp đỡ ngư dân trên biển đã trở thành chỗ dựa tinh thần quý giá cho ngư dân, giúp họ tiếp tục gắn bó với cuộc sống mưu sinh nơi biển cả. Dọc ven biển Đà Nẵng có khá nhiều lăng miếu thờ cá Ông như ở một số đình làng Mân Quang, Nam Ô (quận Liên Chiểu), Nam Thọ (quận Sơn Trà), Hoà Hải (quận Ngũ Hành Sơn),…
Phong tục thờ cúng cá Ông ở làng chài
\Nét văn hóa Phật giáo
Cùng với quá trình định cư của cư dân Đà Nẵng là sự xâm nhập của một số tôn giáo. Điển hình là Phật giáo. Văn hoá tôn giáo Phật giáo tập trung vào việc tuân thủ Bốn Quy tắc Thiền định và Bát Quan Trai để đạt được sự giác ngộ. Sự từ bi, tình yêu thương và tôn trọng mọi hình thức sống được đặt lên trọng tâm.
Theo bước chân của những lưu dân Nam tiến nên tư tưởng về đạo Phật của người dân Đà Nẵng cũng vô cùng gần gũi với phong tục, tập quán của họ. Nơi đây có nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng được xây dựng. Một số ngôi chùa điển hình cho nét văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng mà bạn nên ghé thăm như chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), chùa Linh Ứng – Non Nước, chùa Quán Thế Âm, chùa Linh Ứng – Bà Nà,…
Bên cạnh sự quy mô thì sự linh thiêng thì những ngôi chùa ở Đà Nẵng còn đi cùng nhiều câu chuyện huyền bí xoay quanh khiến vùng đất này luôn là điểm hành hương lý tưởng của các tín đồ Phật giáo.
Chùa Tam Thai – địa điểm văn hoá Phật Giáo Đà Nẵng
Văn hoá Thiên Chúa giáo và tin lành lâu đời
Thiên Chúa giáo cũng là một tôn giáo phổ biến ở Đà Nẵng. Những nhà thờ và tòa thánh được xây dựng tại Đà Nẵng thường là nơi tín đồ Thiên Chúa giáo tụ họp để cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Bên cạnh Phật giáo và Thiên Chúa giáo thì Đà Nẵng còn là điểm hành hương lý tưởng cho các tín đồ Tin lành. Nơi đây có tòa thánh Tin lành lâu đời nhất ở Việt Nam với hơn 100 năm tuổi. Tòa thánh này được xây dựng đầu tiên trong các Tòa thánh Tin lành ở Việt Nam
Đà Nẵng là một thành phố đa tôn giáo, và văn hoá tôn giáo ở đây thể hiện sự tôn trọng và hòa hợp giữa các tôn giáo. Người dân Đà Nẵng thường có tinh thần đối thoại, chia sẻ và hợp tác với nhau, dù họ thuộc các tôn giáo khác nhau.
Văn hóa ẩm thực đậm hồn xứ Quảng
Ẩm thực Đà Nẵng chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng đất Quảng Nam lân cận. Một vài món ăn mà bạn có thể thưởng thức trong hành trình khám phá văn hóa ẩm thực Đà Nẵng như Mì Quảng, Cao Lầu, Bún Mắm, Bún Chả Cá chợ Cồn hay Hải Sản, Nem Nướng, Gỏi Cá, Bánh Tráng Cuốn Thịt Heo, Bánh Xèo,…
Thưởng thức Mỳ Quảng – ẩm thực văn hoá Đà Nẵng
Trong đó, Mì Quảng là món ăn đặc trưng, có mặt ở mọi góc phố con đường Đà Nẵng. Mì Quảng ở đây có nước dùng rất ít, vừa đủ để cho sợi mì đậm đà chứ không nhiều và nhạt như Mì Quảng ở Sài Gòn mang hơi hướng giống phở.
Nét văn hóa Đà Nẵng là một lát cắt điển hình để bạn có cảm nhận, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển này. Hy vọng bài viết mà Saigon Star chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hoá và hình ảnh con người thân thiện mến khách của vùng đất miền Trung thân yêu này